Tổng hợp thi thử môn Địa Lý có lời giải chi tiết cực hay (Đề 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vùng núi Đông Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Nguyên nhân gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do
A. không có hệ thống thoát lũ.
B. sông không có hệ thống nước đo
C. mưa lớn kết hợp triều cường.
D. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Suy giảm về số lượng thành phần loài.
B. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài.
C. Suy giảm về kiểu hệ sinh thái.
D. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm.
Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do
A. quy mô dân số giảm.
B. dân số có xu hướng già hóa
C. kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
D. tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
Loại hình giao thông vận tải nào dưới đây ra đời muộn nhất nước ta?
A. Đường sông
B. Đường biển
C. Đường hàng không
D. Đường bộ (đường ô tô).
Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Hải Phòng – Nam Định
C. Thái Bình – Thanh Hóa
D. Quãng Ngãi – Bình Định
Cây công nghiệp nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Cà phê
B. Cao su
C. Hồ tiêu
D. Chè.
Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền múi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.
B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện
C. Khai thác và chế biến boxit, thủy sản.
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện
So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có
A. Cơ cấu kinh tế phát triển nhất
B. Số dân ít nhất
C. Nhiều thiên tai nhất
D. Nhiều tỉnh, thành phố nhất
Chuỗi các đô thị tương đối lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết
B. Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định
C. Mỹ Khuê, Sa Huỳnh, Cà Ná, Mũi Né
D. Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Phan Thiết
Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007)?
A. Bắc Ninh
B. Quảng Ninh
C. Bắc Giang
D. Hưng Yên
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đúi núi cao chỉ xuất hiện ở
A. vùng núi Hoàng Liên Sơn
B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng
C. vùng núi Ngọc Linh
D. vùng cao nguyên Lâm Viên
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có diện tích lớn nhất?
A. Cao Bằng
B. Sơn La
C. Gia Lai
D. Quảng Nam
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (năm 2007) là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam có giá trị ngoại thương xuất siêu với quốc gia nào sau đây?
A. Xingapo
B. Trung Quốc
C. Hoa Kì
D. Hàn Quốc
Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ và Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nơi nào sau đây cở nước ta có tổng lượng mưa từ tháng XI – IV lớn nhất?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Trường Sơn (từ Huế trở vào)
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 2, cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang bao gồm:
A. cơ khí; hóa chất, phân bón; dệt, may; luyện kim màu.
B. cơ khí; hóa chất, phân bón; chế biến nông sản; sản xuất vật liệu xây dựng.
C. sản xuất giấy, xenlulô; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; đóng tàu.
D. cơ khí; điện tử, khai thác, chế biến lâm sản; sản xuất ô tô.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là từ
A. tây bắc xuống đông nam
B. tây nam lên đông bắc.
C. bắc xuống nam
D. đông bắc xuống tây nam
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất của nước ta là
A. công nghiệp nặng và khoáng sản.
B. nông, lâm sản.
C. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. thủy sản
Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, giai đoạn 2000 – 2007, giá trị sản xuất ngành thủy sản nước ta tăng thêm
A. 62785 tỉ đồng
B. 62578 tỉ đồng
C. 62875 tỉ đồng
D. 62758 tỉ đồng
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?
A. Phân bổ dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển phía đông và vùng núi biên giới phía tây.
B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh.
C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2.
D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm
A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa
B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển
C. Vùng núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng
D. Vùng đất, vùng biển, vùng trời
Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
D. Sự di dân từ thành thị về nông thôn
Một trong những thành tựu kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp tăng nhanh.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt nhiều thành tựu vững chắc.
Các đầu mối giao thông quan trọng nhất ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
Đường Hồ Chí Minh góp phần cho vùng Bắc Trung Bộ.
A. mở rộng liên kết theo hướng đông – tây.
B. tăng quy mô dân số toàn vùng.
C. phát triển kinh tế của khu vực phía tây.
D. hình thành mạng lưới đô thị mới ven biển.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở vì
A. có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.
B. vị trí tiếp giáp với Campuchia.
C. tiếp giáp với vùng Tây Nguyên rộng lớn.
D. có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh, thành phố.
Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản là
A. chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
B. phát triển theo hướng thâm canh.
C. có nhiều nông sản nhiệt đới.
D. sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh.
A. thủy điện.
B. lâm nghiệp
C. kinh tế biển
D. chăn nuôi.
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
(Đơn vị: %)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng GDP của một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2016?
A. Tốc độ tăng GDP của Brunây ở mức thấp và liên tục giảm
B. Tốc độ tăng GDP của Campuchia ở mức cao và khá ổn định.
C. Tốc độ tăng GDP của Malaixia ở mức thấp và rất ổn định
D. Tốc độ tăng GDP của Thái Lan ở mức cao và liên tục tăng.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1996 – 2016
( Đơn vị: %)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta,
giai đoạn 1996 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn
B. Đường
C. Miền
D. Cột
Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô dân số theo nhóm tuổi các nhóm nước, năm 2016.
B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.
C. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.
D. Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước, năm 2016.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta do làm
A. giảm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
B. cho sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh lúa nước.
C. năng suất nông nghiệp thấp.
D. tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
Bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua là
A. sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
B. phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng.
C. sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc theo hướng đa canh.
D. sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì
A. đòi hỏi ít lao động
B. có giá trị sản xuất lớn.
C. có công nghệ sản xuất hiện đại
D. có lợi thế lâu dài (nguyên liệu, lao động, thị trường).
Khó khăn nào sau đây không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
B. Thiếu nước trong mùa khô.
C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
D. Lũ quét trong mùa mưa.
Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc, phần lớn là do
A. sự đầu tư của Nhà nước.
B. thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.
C. khai thác tốt nguồn lợi hải sản.
D. có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế.
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích các loại cây công nghiệp của nước ta biến động trong giai đoạn 2005 – 2016.
A. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô
B. Tác động của biến đổi khí hậu.
C. Ảnh hưởng của dịch bệnh hại cây trồng.
D. Hiệu quả kinh tế và nhu cầu của thị trường
Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để
A. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
B. làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
C. xuất khẩu thu ngoại tệ
D. làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
C. mùa khô không còn rõ rệt
D. nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.