Tổng hợp thi thử môn Địa Lý có lời giải chi tiết cực hay (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8°34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thuộc tỉnh

A. Kiên Giang

B. Cà Mau.

C. An Giang

D. Bạc Liêu

Câu 2:

Ở nước ta dạng địa hình đồi núi chiếm tới

A. 1/4 diện tích lãnh thổ.

B. 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. 2/3 diện tích lãnh thổ.

D. 3/5 diện tích lãnh thổ.

Câu 3:

Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. đất phèn, đất mặn     

B. đất cát, đất pha cát

C. đất feralit.

D. đất phù sa ngọt.

Câu 4:

Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.

Câu 5:

Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là

A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

B. kinh tế Nhà nước

C. kinh tế ngoài Nhà nước       

D. kinh tế tư nhân

Câu 6:

Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là do tác động của

A. kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí

B. tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản

C. nguồn lao động có tay nghề và thị trường.

D. tổng hợp các nhân tố

Câu 7:

Giải pháp cơ bản để hạn chế hiện tượng cát bay, cát chảy ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là

A. đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản

B. xây dựng hệ thống đê biển

C. bảo vệ rừng ngập mặn.

D. trồng rừng phòng hộ.

Câu 8:

Mục đích của việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. tạo điều kiện để dân cư miền núi tiến kịp miền xuôi

B. bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc.

C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng

Câu 9:

Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm là

A. đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng.

B. vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh.

C. chỉ còn ảnh hưởng tới khu vực ven biển.

D. chỉ còn ảnh hưởng tới các khu vực núi cao.

Câu 10:

Hạn chế về tự nhiên nào sau đây không đúng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Mùa khô kéo dài       

B. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn

C. Tài nguyên khoáng sản hạn chế

D. Thiên tai: bão, lũ quét,…

Câu 11:

Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào, Inđônêxia

B. Việt Nam, Thái Lan

C. Việt Nam, Lào. 

D. Thái Lan, Campuchia

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là

A. hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk.

B. hồ Dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ.

C. hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.

D. hồ Trị An, hồ Thác Bà

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Cầu Treo

B. Bờ Y.

C. Lao Bảo 

D. Cha Lo

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao là

A. 167 m

B. 839 m

C. 986 m

D. 716 m

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. Kon Tum 

B. Buôn Ma Thuột.

C. Pleiku     

D. Đà Lạt.

Câu 16:

Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, địa phương có tổng giá trị xuất, nhập khẩu lớn nhất nước ta là

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội

C. Đồng Nai.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Vũng Áng

B. Hòn La.

C. Chu Lai

D. Nghi Sơn

Câu 19:

Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Hạ Long

B. Yên Bái.

C. Bắc Giang.

D. Việt Trì.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là

A. trên 100 nghìn tỉ đồng

B. từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng.

C. từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng

D. dưới 10 nghìn tỉ đồng.

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ giáp với Campuchia là

A. Tây Ninh, Bình Dương.

B. Bình Dương, Bình Phước.

C. Bình Phước, Đồng Nai.

D. Tây Ninh, Bình Phước.

Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?

A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng

B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.

C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

D. Ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 23:

Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ bắc xuống nam.

B. thấp dần từ tây sang đông

C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu 24:

Hiện tại, cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm là

A. cơ cấu dân số trẻ.      

B. đang biến đổi chậm theo hướng già hoá.

C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hoá.

D. cơ cấu dân số già.

Câu 25:

Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá

B. sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.

C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 26:

Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vì

A. có sân bay quốc tế.

B. có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và được đầu tư rất mạnh.

C. có di sản văn hoá thế giới.

D. là một di sản thiên nhiên thế giới.

Câu 27:

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Phía nam sông Cả.

B. Tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Phía đông và đông nam tiếp giáp vịnh Bắc Bộ.

D. Nhiều tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Câu 28:

Tây Nguyên rất phù hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm là nhờ có

A. đất feralit và mùa đông lạnh

B. đất phù sa, nóng quanh năm

C. đất badan và khí hậu cận xích đạo

D. độ cao lớn, mưa nhiều.

Câu 29:

Toàn cầu hoá kinh tế cũng có những mặt trái, đặc biệt là

A. làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

B. tạo sự cạnh tranh gay gắt, trong đó các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt.

C. bản sắc dân tộc bị xoá nhoà

D. lan rộng các mặt tiêu cực trên phạm vi thế giới.

Câu 30:

Cho bảng số liệu:

 

GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2016

(Đơn vị: tỉ USD)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng GDP của

Trung Quốc và thế giới, giai đoạn 1985 - 2016?

A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định

B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.

D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc lớn nhất thế giới và luôn ổn định.

Câu 31:

Cho bảng số liệu:

 

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY

CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016

(Đơn vị: Nghìn ha)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

 

A. Cột.

B. Tròn.

C. Ô vuông.

D. Miền.

Câu 32:

Cho biểu đồ:

 

 

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2010 – 2016.

A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm.

B. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng

C. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng

D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không ổn định.

Câu 33:

Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là

A. mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.

B. mùa nóng và mùa lạnh

C. mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, khô.

D. mùa mưa và mùa khô.

Câu 34:

Nội thương của nước ta hiện nay

A. đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

B. chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn.

C. phát triển dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.

D. không có hệ thống siêu thị nào do người Việt quản lí.

Câu 35:

nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Có cơ cấu ngành đa dạng

B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ.

C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 36:

Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thuỷ triều.

B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước

C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.

D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hoá.

Câu 37:

Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là có

A. cơ sở hạ tầng tốt.

B. lực lượng lao động rất năng động.

C. nhiều ngành công nghiệp truyền thống.

D. cửa ngõ thông ra biển

Câu 38:

Cho biểu đồ: 

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu GDP

phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016.

 

A. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng.

B. Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng.

C. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta không thay đổi.

D. Cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực, tương đương với các nước phát triển.

Câu 39:

Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ .

A. huy động được các nguồn vốn lớn từ cả trong và ngoài nước

B. có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất.

C. có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao.

D. mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Câu 40:

Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có

A. các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều.

B. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vùng vịnh, đầm phá.

C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu.

D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc