Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (Có đáp án)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
D. thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ - Anh - Pháp.
B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Cục diện Chiến tranh lạnh.
C. Xu thế toàn cầu hóa.
D. sự ra đời của các khối quân sự đối lập.
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A. Trật tự đơn cực được xác lập.
B. Trật tự nhiều trung tâm ra đời.
C. Trật tự đa cực được thiết lập.
D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (tháng 10/1949).
B. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (tháng 8/1945).
D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (tháng 1/1959).
Trong giai đoạn 1950 - 1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ
A. “thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
B. “khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.
C. “thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.
D. “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở khu vực nào trên thế giới?
A. Đông Bắc Á.
B. Mĩ Latinh.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Phi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. có sự điều chỉnh kịp thời.
B. giá nguyên, nhiên liệu giảm.
C. bóc lột từ hệ thống thuộc địa.
D. giảm chi phí quốc phòng.
Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. sự đối đầu giữa Liên Xô - Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh.
B. xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác.
C. các cuộc xung đột sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra.
D. xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do
A. sự chống phá của các thế lực đối lập.
B. sai lầm trong đường lối xây dựng đất nước.
C. không tiến hành cải cách đất nước.
D. không bắt kịp cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.
D. hoà nhập nhưng không hoà tan.
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thúc đẩy Xô - Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh.
B. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
D. thúc đẩy sự hòa hoãn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ quá trình hình thành và mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dẫn tới sự hình thành 2 hệ thống đối lập trên thế giới.
B. Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Thúc đẩy hình thành trật tự thế giới theo hướng đa cực.
D. Thúc đẩy giải quyết quan hệ quốc tế theo hướng tiến bộ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới thay đổi to lớn và sâu sắc chủ yếu là do
A. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
B. các cuộc chiến tranh cục bộ bùng nổ khắp nơi.
C. sự ra đời của hai khối quân sự đối lập.
D. Mĩ thành công trong chiến lược toàn cầu.
Sự kiện đầu tiên có tính đột phá làm xói mòn trật tự hại cực Ianta là
A. thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954).
B. cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
C. cách mạng Cuba lật đổ được chế độ độc tài Batista (1959).
D. ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. kém phát triển và suy thoái.
B. phát triển với tốc độ cao.
C. lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
D. có sự phục hồi và phát triển.
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
B. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.
D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
A. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.
B. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.
C. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.
D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. do bóc lột hệ thống thuộc địa.
B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
C. do giảm chi phí cho quốc phòng.
D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
A. ổn định chính trị.
B. phát triển quốc phòng.
C. hội nhập quốc tế.
D. phát triển kinh tế.
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
D. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Phong trào giải phóng dân tộc đã tác động đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh lạnh với Liên Xô.
B. Tạo cơ sở hình thành các liên minh kinh tế - quân sự.
C. Góp phần xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
D. Làm xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây ở châu Âu.
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.
B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu.
C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.
D. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
A. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối thoại, hợp tác.
B. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.
C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
D. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.
Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta?
A. Là hệ quả của các cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu nhân loại.
B. Do các nước thắng trận thiết lập nhằmđảm bảo lợi ích tối đa của họ.
C. Thiết lập các tổ chức quốc tế giám sát để duy trì trật tự thế giới.
D. Có sự phân cực rõ ràng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và chất lượng nguồn lao động.
D. Tăng cường sản xuất và xuất khẩu công nghệ phần mềm.
Yếu tố nào dưới đây tác động đến việc các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực trong nửa sau thế kỉ XX?
A. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế.
C. Chủ nghĩa khủng bố, li khai xuất hiện.
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thách thức mà nhân loại phải đối mặt trong những thập kỉ đầu của thế kỷ XXI?
A.Tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
C. Các quốc gia chưa có sự giao lưu, hội nhập kinh tế.
D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới.
Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa có nhiều chuyển biến lớn, ngoại trừ việc
A. Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới, triển khai chiến lược toàn cầu.
B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản dẫn tới Chiến tranh lạnh.
C. các trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới được hình thành.
D. xu hướng liên kết khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc từ nửa sau thế kỷ XX?
A. Hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
C. Làm quan hệ quốc tế trở nên đa dạng.
D. Làm suy yếu chủ nghĩa tư bản.
Từ nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Xu thế đa cực dần được xác lập trong quan hệ quốc tế.
B. Sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế - tài chính.
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Điều kiện khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ý chí đấu tranh giải phóng của các dân tộc
B. Sự trưởng thành của các lực lượng xã hội.
C. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc.
D. Xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển.
Điều kiện chủ quan thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chủ nghĩa phát xít sụp đổ.
B. sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc.
C. chủ nghĩa thực dân suy yếu.
D. hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành.
Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
A. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở châu Âu.
B. Chấm dứt tình trạng cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu.
C. Tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp ở châu Âu.
D. Dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (EC).
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
B. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.
B. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
C. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.
D. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
C. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Từ sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ đến năm 2000, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực”?
A. Anh.
B. Trung Quốc.
C. Liên bang Nga.
D. Mĩ.