Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau (ảnh 1)

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2002 của tỉnh, thành phố nào cao nhất?

A. Quảng Nam

B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Bình Định
Câu 2:
Một vật chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \[S = {t^3} - 3{t^2} + 5t + 2\], trong đó t tính bằng giây và S tính bằng mét. Gia tốc của chuyển động khi \[t = 3\]là?
A. \[24\,\,m/{s^2}\]
B. \[17\,\,m/{s^2}\]
C. \[14\,\,m/{s^2}\]
D. \[12\,\,m/{s^2}\]
Câu 3:
Tìm nghiệm của phương trình log25(x+1)=12
A. \[x = 4\]
B. \[x = 6\]
C. \[x = 24\]
D. \[x = 0\]
Câu 4:
Nghiệm của phương trình log(3x- 5)= 2 
A. \[x = 36\]
B. \[x = 35\]
C. x=40
D. \[x = 30\]
Câu 5:
Có bao nhiêu giá trị m nguyên để hệ phương trình {x2+|x|=6y2+y+mx-4=0  có 4 cặp nghiệm
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
Câu 6:
Trong không gian Oxyz, cho điểm \[M\left( { - 2;1;2} \right)\] và mặt phẳng \[\left( P \right)\] có phương trìn \[x - 2y + z - 5 = 0,\] mặt phẳng \[\left( Q \right)\] đi qua M và song song với mặt phẳng \[\left( P \right)\] có phương trình là
A. \[x - 2y + z - 4 = 0\]
B. \[x - 2y + z + 2 = 0\]
C. \[ - 2x + y + 2z + 2 = 0\]
D. \[ - x + 2y - 5 = 0\]
Câu 7:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho điểm \[M\left( {1;2;3} \right)\]. Hình chiếu của M lên trục Oy là:
A. \[Q\left( {0;2;0} \right)\]
B. \[S\left( {0;0;3} \right)\]
C. \[R\left( {1;0;0} \right)\]
D. \[P\left( {1;0;3} \right)\]
Câu 8:
Tổng các nghiệm nguyên của bất phương trình x-2x-4<4x-4 bằng:
A. 15
B. 11
C. 26
D. 0
Câu 9:
Phương trình \[\sin x + \cos x = 1\] có bao nhiêu nghiệm trên khoảng \[(0;\pi )?\]
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Câu 10:
Một sở khoan giếng đưa ra định mức giá như sau: Giá từ mét khoản đầu tiên 100000 đồng kể từ mét khoan thứ hai, giá của mỗi mét sau tăng thêm 30000 đồng so với giá của mét khoan ngay trước đó. Một người muốn kí hợp đồng với cơ sở khoan giếng này để khoan một giếng sâu 20 mét lấy nước dùng cho sinh hoạt của gia đình. Hỏi sau khi hoàn thành việc khoan giếng, gia đình đó phải thanh toán cho cơ sở khoan giếng số tiền bằng bao nhiêu?
A. 7700000 đồng
B. 15400000 đồng
C. 8000000 đồng
D. 7400000 đồng
Câu 11:
Cho \[F\left( x \right)\] là nguyên hàm của hàm số f(x)=1x-1 thỏa mãn \[F\left( 5 \right) = 2\] và \[F\left( 0 \right) = 1\]. Tính \[F\left( 2 \right) - F\left( { - 1} \right)\].
A. \[1 + \ln 2\]
B. 0
C. \[1 - 3\ln 2\]
D. \[2 + \ln 2\]
Câu 12:
Cho hàm số \[y = f\left( x \right)\], hàm số \[y = f'\left( x \right)\] liên tục trên \[\mathbb{R}\] có đồ thị như hình vẽ bên. Bất phương trình \[f\left( x \right)\,\, < \,\,2x + m\] (m là tham số thực) nghiệm đúng với mọi \[x \in \left( {0;2} \right)\] khi và chỉ khi
Cho hàm số y = f( x ), hàm số y = f'( x ) liên tục trên (ảnh 1)

A. \[m\,\, > \,\,f\left( 0 \right)\]

B. \[m\,\, > \,\,f\left( 2 \right) - 4\]
C. \[m\,\, \ge \,\,f\left( 0 \right)\]
D. \[m\,\, \ge \,\,f\left( 2 \right) - 4\]
Câu 13:
Một ô đang chạy với vận tốc 20 m/s thì người lái đạp phanh; từ thời điểm đó, ô chuyển động chậm dần đều với vận tốc \[v(t) = \; - 10t + \;20\] (m/s), trong đó t là khoảng thời gian tính bằng giây, kể từ lúc bắt đầu đạp phanh. Hỏi từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, ô tô còn di chuyển bao nhiêu mét ?

A. 5 m

B. 20 m
C. 40 m
D. 10 m
Câu 14:
Biết rằng năm 2009 dân số Việt Nam là 85.847.000 người và tỉ lệ tăng dân số năm đó là 1,2%. Cho biết sự tăng dân số được ước tính theo công thức \[S = A{e^{Nr}}\] (A là dân số năm lấy làm mốc tính; S là dân số sau N năm; r là tỉ lệ tăng dân số hàng năm). Nếu cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì sau bao nhiêu năm nữa dân số nước ta ở mức 120 triệu người?

A. 26 năm

B. 27 năm
C. 28 năm
D. 29 năm
Câu 15:
Tp nghim ca bt phương trình log8(x2+3x-1)3-log0,5(x+2) là:

A. \[\left[ { - 3; + \infty } \right)\]

B. \[\left[ {1; + \infty } \right)\]
C. \[\left( { - 2; + \infty } \right)\]
D. \[\left( { - 2; + \infty } \right)\]
Câu 16:
Tính diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \[y = {x^5} - {x^3}\] và trục hoành:

A. \[S = \frac{{13}}{6}\]

B. \[S = \frac{7}{6}\]
C. \[S = \frac{1}{6}\]
D. \[S = \frac{{17}}{6}\]
Câu 17:
Cho hàm số y=-x3+x2+(4m+9)x-5(1) với m là tham số. Hỏi có bao nhiêu giá trị nguyên của m lớn hơn \[ - 10\] để hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \[\left( { - \infty ;0} \right)\]?

A. 6

B. 7
C. 4
D. 8
Câu 18:
Tìm số phức \[\bar z\], biết (2- 5i)z- 3+ 2i= 5+ 7i.

A. z¯=-929+5029i

B. z¯= -929-5029i
C. \[\bar z = \frac{9}{{29}} - \frac{{50}}{{29}}i\]
D. \[\bar z = \frac{9}{{29}} + \frac{{50}}{{29}}i\]
Câu 19:
Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn 2|z-1|=|z+z¯+2| trên mặt phẳng tọa độ là một

A. đường thẳng

B. parabol
C. đường tròn
D. hypebol
Câu 20:
Tìm tất cả các giá trị của m để khoảng cách \[M\left( { - 1;2} \right)\] đến đường thẳng \[\Delta :\,\,mx + y - m + 4 = 0\]bằng 25.

A. m= -2;m=12

B. m= -12
C. m= -2
D. m= ± 2
Câu 21:
Có bao nhiêu đường tròn tiếp xúc với hai đường thẳng\[7x - y - 5 = 0\], \[x + y + 13 = 0\] và với một trong hai đường thẳng đó tại \[M\left( {1;2} \right)\]?

A. 0

B. 1
C. 2
D. 3
Câu 22:
Trong không gian Oxyz, cho ba điểm \[A(4;1;3),B(2;1;5),\,C(4;3; - 3)\] không thẳng hàng. Mặt phẳng đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và vuông góc với AB có phương trình là

A. \[2x - y - z - 1 = 0\]

B. \[2x - 2z - 1 = 0\]
C. \[x - z + 1 = 0\]
D. \[x + y - z + 3 = 0\]
Câu 23:
Trong không gian cho tam giác OIM vuông tại I, \[\angle IOM\, = \,{30^0}\] \[IM = a\]. Khi quay tam giác IOM quanh cạnh góc vuông OI thì đường gấp khúc OMI tạo thành một hình nón tròn xoay có diện tích toàn phần là

A. \[\pi {a^2}\]

B. \[4\pi {a^2}\]
C. \[2\pi {a^2}\]
D. \[3\pi {a^2}\]
Câu 24:
Trên bàn một cốc nước hình trụ đầy nước, chiều cao bằng 3 lần đường kính của đáy. Một viên bi và một khối nón đều bằng thủy tinh. Biết viên bi là một khối cầu có đường kính bằng đường kính của cốc nước. Người ta thả từ từ vài cốc nước viên bi và khối nón đó (hình vẽ) thì thấy nước trong cốc tràn ra ngoài. Tính tỉ số thể tích của lượng nước còn lại trong cốc lượng nước ban đâu (bỏ qua bề dày của lớp vỏ thủy tinh).
Trên bàn có một cốc nước hình trụ đầy nước, có chiều cao bằng 3 lần đường kính của đáy. Một viên bi và một khối nón đều bằng thủy tinh. Biết viên bi là một khối cầu có đường kính bằng đường kính của cốc nước. Người ta thả từ từ vài cốc nước viên bi và khối nón đó (ảnh 1)
A. \[\frac{1}{2}\]
B. \[\frac{2}{3}\]
C. \[\frac{4}{9}\]
D. \[\frac{5}{9}\]
Câu 25:
Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông cân A, \[BC = 2a\]. Góc giữa \[\left( {AB'C} \right)\]\[\left( {BB'C} \right)\] bằng \[{60^0}\]. Tính thể tích khối lăng trụ \[ABC.A'B'C'\]
A. \[2{a^3}\]
B. \[{a^3}\sqrt 2 \]
C. \[{a^3}\sqrt 3 \]
D. \[{a^3}\sqrt 6 \]
Câu 26:
Cho tứ diện ABCDM, N theo thứ tự là trung điểm của AB, BC. Gọi P là điểm thuộc cạnh CD sao cho \[CP = 2PD\]và Q là điểm thuộc cạnh AD sao cho bốn điểm M, N, P, Q đồng phẳng. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Q là trung điểm của đoạn thẳng AC

B. \[DQ = 2AQ\]
C. \[AQ = 2DQ\]
D. \[AQ = 3DQ\]
Câu 27:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxy cho ba điểm \[A\left( {1;0;0} \right),\,\,B\left( {0;2;0} \right)\]\[C\left( {0;0;3} \right)\]. Tập hợp các điểm \[M\left( {x,y,z} \right)\] thỏa mãn \[M{A^2} = M{B^2} + M{C^2}\] là mặt cầu có bán kính
A. \[R = 2\]
B. \[R = \sqrt 2 \]
C. \[R = 3\]
D. \[R = 3\]
Câu 28:
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P) đi qua điểm A(1;2;0) và vuông góc với đường thẳng \(d:\frac{{x + 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z - 1}}{{ - 1}}\) có phương trình là
A. \[x + 2y - z + 4 = 0\]
B. \[2x - y - z + 4 = 0\]
C. \[2x + y - z - 4 = 0\]
D. \[2x + y + z - 4 = 0\]
Câu 29:

Cho hàm số \[y = f(x)\] có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ. Hàm số \[y = f({x^2} - 2x)\] có bao nhiêu điểm cực trị?

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ. Hàm số (ảnh 1)

A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30:
Trong không gian Oxyz cho hình thang cân ABCD có đáy ABCD. Biết \[A(3;1; - 2),B( - 1;3;2),C( - 6;3;6);D(a;b;c);a,b,c \in \mathbb{R}\]. Giá trị a + b + c bằng
A. -1
B. 1
C. 3
D. -3
Câu 31:

Cho hàm số \[y = f(x)\] có đạo hàm \[f(x)\] liên tục trên R và đồ thị hàm số \[y = f(x)\] như hình vẽ.

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm f(x) liên tục trên R và đồ thị hàm số (ảnh 1)

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của m để hàm số \[y = f(\left| {x + 1} \right| - m)\] có 3 điểm cực trị. Tổng tất cả các phần tử của tập hợp S bằng ?

A. -12
B. -9
C. -7
D. -14
Câu 32:
Giải phương trình: x+1=2(x+1)+22(x+1)+24(x+1).

A. Phương trình vô nghiệm.

B. x = 3
C. x = 8
D. x = -1
Câu 33:
Cho hàm số \[f(x)\] liên tục trên \(\mathbb{R}\). Biết 0π2sin2x.f(cos2x)dx=1, khi đó \[\int\limits_0^1 {\left[ {2f(1 - x) - 3{x^2} + 5} \right]dx} \]bằng:
A. 4
B. 8
C. -2
D. 6
Câu 34:
Một hộp chứa 10 quả cầu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10, lấy ngẫu nhiên 5 quả cầu. Xác suất để tích các số ghi trên 5 quả cầu đó chia hết cho 3 bằng:
A. \(\frac{5}{{12}}\)
B. \(\frac{7}{{12}}\)
C. \(\frac{1}{{12}}\)
D. \(\frac{{11}}{{12}}\)
Câu 35:
Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có thể tích bằng 1. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AA' và BB'. Đường thẳng CM cắt đường thẳng C’A' tại P, đường thẳng CN cắt đường thẳng C’B' tại Q. Thể tích của khối đa diện lồi A’MPB’NQ bằng:
A. 1
B. \[\frac{1}{3}\]
C. \(\frac{1}{2}\)
D. \(\frac{2}{3}\)
Câu 36:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...”

(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:

A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về tráchnhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 37:
Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?

A. Cây tre trăm đốt

B. Thánh Gióng
C. Tấm Cám
D. Sự tích chàng Trương
Câu 38:
Với câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn ” Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?
A. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của dân tộc.
B. Thể hiện hình ảnh bà
C. Nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.
D. Đưa ra lý giải về nguồn gốc của đất nước
Câu 39:
Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ?
A. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
B. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
C. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
D. Cái kèo, cái cột thành tên
Câu 40:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:

A. Liệt kê

B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 41:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

     […] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ bavô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 42:
Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?
A. Khi bạn dám nghĩ dám làm.
B. Khi bạn biết ngưỡng mộ người khác.
C. Khi bạn biết đạt ra mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.
D. Khi bạn có thái độ sống tốt.
Câu 43:
Câu văn “Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Nói quá
Câu 44:
Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào điều gì?

A. Kỹ năng của người đó

B. Hiểu biết của người đó
C. Khả năng của người đó
D. Tri thức của người đó
Câu 45:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách báo chí

B. Phong cách chính luận
C. Phong cách nghệ thuật
D. Phong cách sinh hoạt
Câu 46:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

     Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.

Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.
C. Tự sự.
D. Nghị luận.
Câu 47:
Theo tác giả, thành công là gì?
A. Là có thật nhiều tài sản giá trị.
B. Là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
C. Là được nhiều người biết đến.
D. Là được sống như mình mong muốn.
Câu 48:
Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?

A. Hạnh phúc.

B. Tiền bạc.
C. Danh tiếng.
D. Quyền lợi.
Câu 49:
Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…”

A. So sánh.

B. Nhân hóa.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 50:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?

A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức.

B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa.
C. Thành công là có được những thứ ta mong muốn.
D. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự.
Câu 51:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)

Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?

A. Phong cách sinh hoạt

B. Phong cách nghệ thuật
C. Phong cách chính luận
D. Phong cách khoa học
Câu 52:
Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?

A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh

B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích
C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận
D. Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích
Câu 53:
Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động
B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả
C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích
D. Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn
Câu 54:
Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.
A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.
B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.
C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Câu 55:
Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Thầy bói xem voi
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 56:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách. “Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệm văn chương đồng nhất. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.”

A. quan niệm

B. đồng nhất
C. đạo lý
D. sự nghiệp
Câu 57:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách. “Càng lớn lên tôi càng thấy việc học trở nên nghiêm trọng, những kiến thức ngày một nhiều khiến tôi đang đang rất mơ hồ.”

A. càng

B. nghiêm trọng
C. mơ hồ
D. đang
Câu 58:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách. Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở), nhận xét (trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề.

A. bình luận

B. đánh giá
C. tình hình
D. nhận xét
Câu 59:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách. Nhân vật Khoai trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” vốn là một người nhanh trí. Vì thế trong mọi tình huống anh đều xử lý rất thông minh.

A. nhanh trí

B. tình huống
C. xử lý
D. thông minh
Câu 60:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, thân thiết với nhân dân.

A. tấm gương

B. vĩ nhân
C. toát lên
D. thân thiết
Câu 61:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. lăn tăn

B. cuồn cuộn
C. nhấp nhô
D. nhấp nhổm
Câu 62:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. nhỏ nhẹ

B. nhỏ nhắn
C. nhỏ con
D. nhỏ xíu
Câu 63:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. kiến thiết

B. xây dựng
C. tu sửa
D. sửa chữa
Câu 64:
Tác giả nào sau đây KHÔNG mang phong cách nghệ thuật đậm chất cái “tôi”?

A. Huy Cận

B. Tố Hữu
C. Hàn Mặc Tử
D. Xuân Diệu
Câu 65:
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có phần đề từ?

A. Tràng giang

B. Người lái đò Sông Đà
C. Đàn ghi ta của Lor – ca
D. Tây Tiến
Câu 66:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, ______ đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả”

A. Nam Cao.

B. Vũ Trọng Phụng
C. Ngô Tất Tố
D. Nguyễn Công Hoan
Câu 67:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Quá trình ___________ văn học có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học.”

A. tiếp cận

B. tiếp xúc
C. tiếp nhận
D. tiếp thu
Câu 68:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Văn chương sẽ là ________ của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

A. đặc điểm

B. hình dung
C. vẻ đẹp
D. biểu tượng
Câu 69:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Theo Hoài Thanh nhận định: "Xuân Diệu là nhà thơ _______ nhất trong các nhà thơ _____".
A. hiện đại/mới
B. mới/hiện đại
C. mới/mới
D. hiện đại/hiện đại
Câu 70:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: “Ngay lúc ấy, một chiếc thuyền _______ vào trước chỗ tôi đứng”.

A. đâm thẳng

B. lao thẳng
C. phi thẳng
D. tiến thẳng
Câu 71:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

     “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

     Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

     Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu."

(Trích "Tuyên ngon Độc lập" – Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 12 tập 1)15

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

(Trích đoạn trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh
C. Điệp từ
D. Hoán dụ
Câu 73:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên thể hiện vẻ đẹp nào của ông Đò?

A. Sự mưu trí

B. Sự tài hoa
C. Trí dũng
D. Lao động bình dị
Câu 74:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:
- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. sinh hoạt

B. nghệ thuật
C. chính luận
D. báo chí
Câu 75:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi, ai người biết cho
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”

(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu thơ “Bao giờ bến mới gặp đò” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Biện pháp so sánh

B. Biện pháp hoán dụ
C. Biện pháp nhân hóa
D. Biện pháp ẩn dụ
Câu 76:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Vì sao Nguyễn Tuân lại gọi đây là cảnh “xưa nay chưa từng có”?

A. Vì Huấn Cao vốn là người tù mà lại cho chữ viên quản ngục đáng ra là người bề trên.
B. Vì hoàn cảnh cho chữ là trong phòng giam tử tù.
C. Vì trật tự xã hội bị đảo lộn.
D. Vì hoàn cảnh cho chữ, người cho chữ, người nhận chữ và ý nghĩa việc cho chữ.
Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên thể hiện phẩm chất nào của người dân làng Xô man?

A. Tinh thần yêu nước

B. Tinh thần đoàn kết
C. Sức sống mãnh liệt
D. Sự trung thành với Cách mạng
Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng Giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Chơi chữ

B. Đảo ngữ
C. Điệp ngữ
D. Hoán dụ
Câu 79:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.”

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên được kể thông qua lời của ai?

A. Nhân vật Đẩu

B. Lời người dẫn chuyện

C. Lời người đàn bà
D. Lời nhân vật Phùng
Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng các biện pháp tu từ được sử dụng?

A. Nhân hóa, hoán dụ

B. Điệp từ, nhân hóa
C. Câu hỏi tu từ, điệp từ.
D. So sánh, câu hỏi tu từ, hoán dụ.
Câu 81:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:18

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

(Chiều tối – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hai câu đầu bài thơ “Chiều tối” gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất ?

A. Sự cô đơn, trống vắng

B. Sự mệt mỏi, cô quạnh
C. Sự buồn chán, hiu hắt
D. Sự bâng khuâng, buồn bã
Câu 82:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Hình ảnh con sóng trong đoạn trích trên là một hình ảnh:

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Câu hỏi tu từ, điệp từ
Câu 83:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Đan Thiềm (thất vọng) - Chỉ tại ông không nghe tôi, dùng dằng mãi. Bây giờ… (Nói với Ngô Hạch) Xin tướng quân…

Ngô Hạch: Dẫn nó đi, không cho nó nói nhảm nữa, rờm tai (quân sĩ dẫn nàng ra)

Đan Thiềm: Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt! (Họ kéo nàng ra tàn nhẫn)

(Trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Trong những câu cuối cùng của mình, Đan Thiềm đã bái biệt Vũ Như Tô và cầu xin cùng ông vĩnh biệt điều gì?

A. Cùng vĩnh biệt cuộc đời

B. Cùng vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
C. Cùng vĩnh biêt mộng lớn
D. Cùng vĩnh biệt nhau
Câu 84:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

     Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà

B. Vẻ đẹp cảnh vật xung quanh hai bên bờ sông.
C. Vẻ đẹp của màu nước Sông Đà
D. Vẻ đẹp hùng vĩ của Sông Đà
Câu 85:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Trích đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1)

Tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?

A. Đây là tiếng chửi của một thằng lưu manh trong những cơn say triền miên
B. Đây là tiếng chửi của một con người bị cự tuyệt quyền làm người
C. Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp của Chí Phèo
D. Tiếng chửi thể hiện sự uất hận trong Chí Phèo
Câu 86:
Nội dung chủ yếu trong đạo luật Phục hưng công nghiệp trong Chính sách mới của Tổng thống Mỹ Rudoven là
A. kêu gọi tư bản nước ngoài vào các ngành công nghiệp theo hợp đồng dài hạn.
B. tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
C. tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng tiêu thụ với chủ tư bản.
D. cho phép phát triển tự do một số ngành công nghiệp mà không cần những hợp đồng thỏa thuận.
Câu 87:
Chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế

A. kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

B. nhiều thành phần, nhưng đặt dưới sự kiểm soát của tư bản tư nhân.
C. do tư nhân nắm độc quyền về mọi lĩnh vực.
D. nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 88:
Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên
3. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
4. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập.

A. 2,1,3,4.

B. 3,1,2,4.
C. 1,2,3,4.
D. 2,1,4,3.
Câu 89:
Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã để lại cho Đảng ta bài học về

A. phát huy sức mạnh toàn dân.

B. tăng cường hợp tác quốc tế.
C. xây dựng nền kinh tế thị trường.
D. xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 90:
Lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá vào Việt Nam trong những năm 1921 - 1929 có điểm khác biệt nào sau đây so với chủ trương cứu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX?

A. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

B. Giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của thực dân.
C. Gắn vấn đề dân tộc với dân chủ, dân quyền.
D. Giành độc lập gắn với khôi phục chế độ quân chủ.
Câu 91:
Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là

A. Nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.

B. Nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
D. Nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
Câu 92:
Ngay khi thực dân Pháp tiến công Việt Bắc (1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng đưa ra chỉ thị nào?

A. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của Pháp.

B. Phải “dụ địch, điều địch” để phá tan cuộc tiến công của Pháp.
C. Phải tập trung toàn bộ binh lực cho chiến trường Việt Bắc.
D. Phải giáng cho Pháp một đòn đánh lớn ở Việt Bắc.
Câu 93:
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc khi mới về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã chọn Cao Bằng làm nơi dừng chân đầu tiên, vì đó là
A. quần chúng cách mạng sẵn sàng hi sinh để đấu tranh.
B. bọn đế quốc xâm lược có nhiều sơ hở, không quan tâm.
C. các lực lượng chính trị, vũ trang đã vào vị trí sẵn sàng.
D. có phong trào cách mạng tốt, cùng địa hình hiểm yếu.
Câu 94:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

     Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

     Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philippin. Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

     Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

     Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

     Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

     Sau thời kì căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Campuchia”, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hoà dịu. Đây cũng là thời kì kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 31).

Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực trên thế giới.
B. Muốn liên kết lại để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
D. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
Câu 95:
Nhận xét nào dưới đây về Hiệp ước Bali (2-1976) được kí kết giữa các nước trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không đúng?
A. Hiệp ước đã mở ra thời kỳ phát triển mới của tổ chức ASEAN.
B. Đây là hiệp ước mang tính bình đẳng và có tính chất pháp lí quốc tế.
C. Hiệp ước đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực.
D. Hiệp ước nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
Câu 96:

Kiểu khí hậu nào phó phổ biến ở miền Tây Trung Quốc

A. Cận nhiệt Địa Trung Hải

B. Cận nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới lục địa
D. Ôn đới gió mùa
Câu 97:
Khó khăn lớn nhất mà ASEAN cần phải vượt qua nhằm tăng cường sự hợp tác và gắn kết giữa các nước thành viên là

A. trình độ phát triển kinh tế chênh lệch.

B. tình trạng đói nghèo vẫn còn xảy ra
C. sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên.
D. sự khác biệt về tôn giáo và chính trị.
Câu 98:
Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ

A. có Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang kéo dài

B. nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật
C. nằm trong khu vực nội chí tuyên bán cầu Bắc
D. nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
Câu 99:
Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm

A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh.

B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển.
C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng.
D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 100:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào không phải đô thị loại 2?

A. Thanh Hóa.

B. Huế.
C. Quy Nhơn.
D. Đà Lạt.
Câu 101:

Cho bảng số liệu

Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nưóc ta

(Đơn vị: nghìn ha)

Cho bảng số liệu  Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nưóc ta (ảnh 1)

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thể hiện của bảng số liệu trên?

A. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác thấp hơn tổng số cây.
B. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây khác là thấp nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây công nghiệp là cao nhất.
D. Tốc độ tăng trưởng nhóm cây lương thực cao hơn cây khác
Câu 102:
Thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay ngày càng đa dạng do

A. chất lượng lao động ngày càng cao.

B. chế biến ngày càng được phát triển.
C. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
D. diện tích mặt nước nuôi trồng tăng.
Câu 103:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về ngành du lịch của nước ta?
A. Số lượng khách nội địa ít hơn khách quốc tế.
B. Hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX.
C. Cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng phát triển.
D. Phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX đến nay.
Câu 104:
Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
B. thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.
C. mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
D. đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
Câu 105:
Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức
B. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.
C. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển
D. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.
Câu 106:
Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \(\frac{1}{I}\) (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là
Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi (ảnh 1)

A. 2,5V.

B. 2,0V.
C. 1,0V.
D. 1,5V
Câu 107:
Một vùng không gian ABCD có từ trường đều với vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Một khung dây kim loại EFGH di chuyển từ ngoài vào trong vùng không gian có từ trường. Tại thời điểm khung dây đi vào từ trường một phần (phần còn lại vẫn nằm ngoài từ trường) thì
Một vùng không gian ABCD có từ trường đều với vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra ngoài như hình vẽ. Một khung dây kim (ảnh 1)
A. chưa xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
B. dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ.
C. dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều kim đồng hồ.
D. dòng điện cảm ứng đã xuất hiện nhưng đổi chiều liên tục.
Câu 108:
Để chữa tật cận thị, người bị cận thị phải đeo

A. kính áp tròng.

B. thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp.
C. kính lão.
D. thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.
Câu 109:

Vật nặng của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà có li độ \(x\) và biên độ A. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của động năng K của con lắc theo \(x\) có dạng

Vật nặng của con lắc lò xo thực hiện dao động điều hoà có li độ (ảnh 1)

A. Hình A.

B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Câu 110:
Ống dài hở một đầu. Nó được đóng ở đầu kia bằng một piston có thể di chuyển được dọc theo ống, như hình vẽ. Loa tạo ra âm thanh có tần số 550Hz được đặt gần đầu hở của ống. Piston được dịch chuyển dọc theo ống và nghe thấy âm thanh lớn ở đầu hở khi khoảng cách L giữa piston và đầu hở của ống là 45cm. Tốc độ âm thanh trong ống bằng \(330m.{s^{ - 1}}\). Xác định tần số thấp nhất mà âm phát ra trong ống có chiều dài \(L\, = \,45cm.\)
Ống dài hở một đầu. Nó được đóng ở đầu kia bằng một piston có thể di chuyển được dọc theo ống, như hình vẽ. Loa tạo ra âm thanh có tần số 550Hz được đặt gần đầu hở của ống (ảnh 1)
A. 900Hz
B. 550Hz
C. 180Hz
D. 90Hz
Câu 111:
Trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kỳ bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều xạ là 10 phút. Hỏi sau hai năm thời gian cho 1 liều xạ là bao nhiêu phút:

A. 14

B. 10
C. 20
D. 7
Câu 112:
Trong các hình sau, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường \(\overrightarrow E \), cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) và tốc độ truyền sóng \(\overrightarrow v \) của một sóng điện từ?
Trong các hình sau, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường (ảnh 1)

A. Hình a

B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 113:
Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,… có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng

A. cảm ứng tia tử ngoại phát ra từ bàn tay.

B. cảm ứng độ ẩm của bàn tay.
C. cảm ứng tia hồng ngoại phát ra từ bàn tay.
D. cảm ứng tia X phát ra từ bàn tay.
Câu 114:
Người ta sản xuất ra các loại công tắc điện có đặc điểm sau đây: khi đèn trong phòng tắt đi ta thấy nút bấm của công tắc phát ra ánh sáng màu xanh. Sự phát quang này kéo dài hàng giờ, rất thuận tiện cho việc tìm chỗ bật đèn trong đêm. Đó là hiện tượng:

A. huỳnh quang

B. điện phát quang
C. lân quang
D. tia catot phát quang
Câu 115:
Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,30.

B. 0,10.
C. 0,05.
D. 0,20.
Câu 116:
Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở (ảnh 1)là 88 gam, còn ở Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở (ảnh 2) là 114 gam. Khi làm lạnh 642 gam dung dịch NaNO3 bão hòa từ Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở (ảnh 3) xuống Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở (ảnh 4) thì có bao nhiêu gam tinh thể NaNO3 tách ra khỏi dung dịch?

A. 64 gam.

B. 88 gam.
C. 78 gam.
D. 42 gam.
Câu 117:
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và 1,5a mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2. Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 1,68.
C. 2,24.
D. 3,36.
Câu 118:
Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol một amino axit X cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 2M. Số nhóm cacboxyl (-COOH) có trong X là

A. 4.

B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 119:
Tiến hành thí nghiệm các dung dịch X1; X2; X3 và X4 với thuốc thử theo bảng sau:
Tiến hành thí nghiệm các dung dịch X1; X2; X3 và X4 với thuốc thử theo bảng sau: (ảnh 1)
Dung dịch X1, X2, X3, X4, lần lượt là
A. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ.
B. lòng trắng trứng, fructozơ, glucozơ, saccarozơ.
C. hồ tinh bột, saccarozơ, lòng trắng trứng, glucozơ.
D. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, fructozơ, glucozơ.
Câu 120:
Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?

A. Etilen.

B. Vinyl clorua.
C. Stiren.
D. Benzen.
Câu 121:
Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?

A. (3,2a + 1,6b).

B. (1,2a + 3b).
C. (3a + 2b).
D. (4a + 3,2b).
Câu 122:
Chất nào sau đây là chất không điện li?

A. Ca(OH)2.

B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. KNO3.
Câu 123:

Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm với dung dịch axit clohiđric:

• Nhóm thứ nhất: Cân 1 gam kẽm miếng và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M
• Nhóm thứ hai: Cân 1 gam kẽm bột và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M

Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:

A. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.

B. Diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. Cả ba nguyên nhân đều sai.
Câu 124:

Trong những loài sau, những loài có dạ dày 4 ngăn là:

     (1). Ngựa. (2). Thỏ. (3). Chó. (4). Trâu. (5). Bò. (6). Cừu. (7). Dê.

A. (1), (3), (4), (5).

B. (1), (4), (5), (6).
C. (2), (4), (5), (7).
D. (4), (5), (6), (7).
Câu 125:
Một người vô tình thuộc được lời của một bài hát đang “hot” vì nhiều nơi đều mở bài hát này. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở người?

A. Quen nhờn.

B. Học khôn.
C. Điều kiện hóa
D. Học ngầm.
Câu 126:
Tirôxin được sản sinh ra ở

A. tuyến giáp

B. buồng trứng
C. tuyến yên
D. tinh hoàn
Câu 127:

Xét các đặc điểm sau:
(1) Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
(2) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di chuyền
(3) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi
(4) Là hình thức sinh sản phổ biến
(5) Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

Những đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là

A. (2) và (3)

B. (1) và (5)
C. (2) và (5)
D. (4) và (5)
Câu 128:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ thể mang gen đột biến luôn được gọi là thể đột biến.
B. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Quá trình tự nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì thường phát sinh đột biến gen.
D. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gen.
Câu 129:
Ở cừu, gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 7/16 . Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là

A. 3 ♀ : 1 ♂ .

B. 3 ♂ : 1 ♀ .
C. 5 ♂ : 3 ♀.
D. 5 ♀ : 3 ♂ .
Câu 130:
Enzim cắt restrictaza được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng
A. phân loại được các gen cần chuyển.
B. nhận biết và cắt ADN ở những điểm xác định để tạo đầu dính.
C. nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
D. đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
Câu 131:
Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

B. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.
C. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.
Câu 132:
Khi nói về các đặc trưng của quần thể, nhận định vào sau đây sai?

A. Phân bố đồng đều thường gặp khi các điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

B. Mật độ quần thể thường không cố định và thay đổi theo mùa hay theo điều kiện sống.
C. Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể ở trong điều kiện môi trường thay đổi.
D. Khi mật độ quần thể ở mức trung bình thì mức sinh sản của quần thể lớn nhất.