Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:

- Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa – Chông vợ hài.

Tràng bật cười:

- Bố ranh!

Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:

- Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.

- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.

- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

Họ cùng nín lặng.

Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

Đoạn trích trên đã phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói nào?

A. Nạn đói năm Ất Dậu, 1945 ở nước ta.
B. Nạn đói năm 1975
C. Nạn đói năm 1986
D. Nạn đói 1517 dữ dội ở vùng cao
Câu 2:
Việc lặp đi lặp lại chi tiết người bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma có ý nghĩa gì?
A. Tô đậm về cảnh ngộ và tâm lí người dân quê
B. Phản ánh hiện thực xã hội khốc liệt
C. Tô đậm sự thê thảm đến kiệt cùng của con người trong nạn đói
D. Thể hiện mối liên hệ giữa con người trong cuộc kháng chiến.
Câu 3:
Trước sự kiện Tràng “nhặt” được vợ, những người dân ở xóm ngụ cư đã tỏ thái độ ra sao?
A. Thoạt đầu, họ thấy phấn chấn, mừng lạ, nhưng ngay sau đó, họ ái ngại, thậm chí lo lắng thay cho Tràng
B. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.. Cái gì lạ lùng và tươi mát đó chính là xúc cảm sẻ chia rất tự nhiên của mọi người khi thấy Tràng có vợ.
C. Họ cùng nín lặng.. Thái độ này xuất phát từ chính cái nhìn thực tế của những người lao động nghèo ở xóm ngụ cư.
D. Một người thở dài., “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
Câu 4:
Chi tiết Sợ chúng nó (mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư) đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng đã chứng tỏ điều gì?
A. Tràng sợ những đứa trẻ con ở trong xóm ngụ cư
B. Tràng sợ người đàn bà đi bên ngượng nghịu
C. Những đứa trẻ trong xóm ngụ cư là những đứa trẻ tinh nghịch
D. Tràng hoàn toàn nghiêm túc trong việc đưa người đàn bà đi bên về nhà làm vợ.
Câu 5:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Chính luận
Câu 6:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

 

Cái cò…sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?

A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 7:
Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
A. Cái cò…sung chát đào chua…, Nón mê thay nón quai thao đội đầu
B. Rối ren tay bí tay bầu, Cái cò…sung chát đào chua…
C. Không có yếm đào, Cái cò…sung chát đào chua…
D. Không có yếm đào, Nón mê thay nón quai thao đội đầu, Rối ren tay bí tay bầu
Câu 8:
Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?
A. Tình yêu của con đối với mẹ là vô bờ bến.
B. Những gian lao của mẹ khi hi sinh cho con.
C. Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.
D. Những vất vả, gian lao của người mẹ và những tình cảm đẹp trong trái tim.
Câu 9:
Những vất vả, gian lao của người mẹ và những tình cảm đẹp trong trái tim.
A. Ca dao
B. Tục ngữ
C. Thơ
D. Tuồng
Câu 10:
Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?
A. Những mất mát, đau thương của mẹ
B. Thức tỉnh con người
C. Tình cảm giữa mẹ và con
D. Tình mẹ bao la và bài học về lòng biết ơn
Câu 11:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

 Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có.

Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

 Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin.

Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

 Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả.
B. Biểu cảm.
C. Tự sự.
D. Nghị luận.
Câu 12:
Theo tác giả, muốn thành công thì phải có gì?
A. Cà thật nhiều tài sản giá trị.
B. Có sự tự tin cho chính mình.
C. Cà được nhiều người biết đến.
D. Cà được sống như mình mong muốn.
Câu 13:
Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.
A. Hạnh phúc.
B. Bàn về lòng tự tin
C. Lòng tự trọng
D. Cuộc sống
Câu 14:
Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?
A. Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình
B. Thành công là sẽ tự tin
C. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp
D. Vì bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
Câu 15:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức.
B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa.
C. Tự tin xuất phát từ chính bản thân bạn.
D. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự.
Câu 16:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

 Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát…

 (Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5)

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Biểu cảm
B. Báo chí
C. Chính luận
D. Nghị luận
Câu 17:
Xác định phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích.
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép lặp và thế
Câu 18:
Theo tác giả, Kiến thức phổ thông quan trọng như thế nào?
A. Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được.
B. Không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.
C. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác.
D. Nhanh chóng, linh hoạt
Câu 19:
Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người nào?
A. Người có đào tạo không chuyên sâu.
B. Người nghiên cứu.
C. Chỉ chuyên một học vấn, khép kín, không muốn biết đến các học vấn liên quan.
D. Một người đối với các học vấn liên quan mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học.
Câu 20:
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời.
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 21:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Văn học dân gian được sáng tác theo lối tập tụctruyền miệng.
A. được
B. tập tục
C. theo
D. truyền miệng
Câu 22:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Ý tưởng nghệ thuật không bao giờ là tri thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay cả khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta năm lười yên một chỗ.
A. ý tưởng
B. tri thức
C. rung động
D. trí óc
Câu 23:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình… Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ.”

A. bài thơ trữ tình
B. réo rắt
C. đằm thắm
D. ngân vang
Câu 24:
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà văn lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
A. sáng tỏ
B. bầu trời
C. đáng lẽ
D. nhà văn
Câu 25:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Văn học trung đại tồn tại, phát triển trong khuôn khổ xã hội, văn hóa, văn minh phong kiến.

A. văn minh

B. phát triển
C. khuôn khổ
D. văn hóa
Câu 26:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. phong ba
B. phong cảnh
C. phong cách
D. cuồng phong
Câu 27:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. giáo viên
B. giảng viên
C. nghiên cứu
D. nghiên cứu sinh
Câu 28:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. đạo đức
B. kinh nghiệm
C. mưa
D. cách mạng
Câu 29:
Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc thời kì văn học sau 1975?
A. Nguyễn Minh Châu
B. Nguyễn Tuân
C. Quang Dũng
D. Lưu Quang Vũ
Câu 30:
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực?
A. Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)
B. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)
C. Chí Phèo (Nam Cao)
D. Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.
Câu 31:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh thể hiện một trình độ tư duy sắc sảo, một tầm nhìn bao quát và một trái tim luôn hướng về công lý, _______, chính nghĩa.
A. yêu đời
B. lãng mạn
C. lẽ phải
D. lý lẽ
Câu 32:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Trước cách mạng, thơ ông thể hiện một nỗi cô đơn, một ______ bế tắc, tìm đến những “tinh cầu giá lạnh”.

A. tâm tình
B. suy nghĩ
C. tâm trạng
D. tâm hồn
Câu 33:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Tài nguyên động vật tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự ­­­­­­___________ bền vững của đất nước chúng ta
A. ổn định
B. phát triển
C. đa dạng
D. cân bằng
Câu 34:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đưa những _______ và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý dân tộc.

A. tư duy
B. biến chuyển
C. sự nghiệp
D. tư tưởng
Câu 35:
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Xu hướng văn học ______, nội dung thể hiện cái tôi trữ tình với những khát vọng và ước mơ. Đề tài là thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo và thể loại chủ yếu là thơ và văn xuôi trữ tình.
A. hiện thực
B. lãng mạn
C. hiện đại
D. hậu hiện đại
Câu 36:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

 (Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh đoàn tàu được nhắc đến trong đoạn trích thể hiện điều gì?

A. Điều cả phố huyện trông đợi trong một ngày.
B. Thể hiện cho ước mơ khát vọng của người dân nơi phố huyện nghèo.
C. Thể hiện sự khác biệt đối với bức tranh phố huyện thường ngày.
D. Thể hiện sự nghèo đói đã lan ra cả những thành thị.
Câu 37:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

 (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

A. Thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

B. Thể hiện hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
C. Thể hiện tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
D. Thể hiện niềm tin của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 38:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Vẻ đẹp của con sông Hương được tác giả miêu tả dưới góc nhìn nào?

A. Góc nhìn địa lý

B. Góc nhìn lịch sử
C. Góc nhìn văn hóa
D. Góc nhìn cổ tích
Câu 39:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?

Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:

- Con lạy quý tòa...

- Sao, sao?

- Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...

 (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Tại sao người đàn bà hàng chài lại van xin quý tòa đừng bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình?

A. Vì chị hiểu là người chồng khổ quá nên mới trút nỗi hận vào người vợ

B. Vì người chồng là người đã cưu mang, cứu giúp chị nên chị phải đền ơn
C. Vì chị không thể một mình nuôi nấng những đứa con
D. Vì chị là một người mẹ thương con và là một người vợ hiểu chồng
Câu 40:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...”

 (Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12)

Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:

A. Liệt kê

B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 41:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng Giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007)

Nêu nội dung chính của đoạn trích:

A. Vẻ đẹp của bức tranh sông nước Trường Giang dài vô tận.

B. Vẻ đẹp của bức tranh sông nước mênh mang, heo hút và nỗi buồn của thi sĩ trước không gian vô tận.
C. Vẻ đẹp của người thi sĩ trước không gian vô tận.
D. Vẻ đẹp hào hùng của người thi sĩ khi nhớ về dòng sông Tràng Giang.
Câu 42:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

 (Trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

A. Báo chí

B. Chính luận
C. Nghệ thuật
D. Hành chính
Câu 43:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

…Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. Câu hỏi tu từ, điệp từ
Câu 44:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

 (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ gì ?

A. Đối lập, nhân hóa, ẩn dụ

B. Đối lập, nhân hóa, so sánh
C. Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
D. Ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ
Câu 45:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

 (Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng các biện pháp tu từ được sử dụng?

A. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

B. Điệp từ, câu hỏi tu từ, nhân hóa
C. Câu hỏi tu từ, so sánh, điệp từ.
D. So sánh, câu hỏi tu từ, hoán dụ.
Câu 46:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:

A. Tinh thần yêu nước của tác giả

B. Nhận thức về lý tưởng cách mạng
C. Tâm trạng của người thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng
D. Thể hiện tinh thần lạc quan của người tù chính trị
Câu 47:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Vì sao khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài?

A. Vì Phùng bị ám ảnh khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình diễn ra ở vùng biển

B. Vì Phùng rất thương người đàn bà.
C. Vì Phùng còn vương vấn vẻ đẹp của buổi sáng miền biển
D. Vì Phùng nhận ra nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống hiện thực
Câu 48:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”

 (Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục )

Dấu ba chấm trong ngoặc thể hiện quyết định cuối cùng của Trương Ba. Quyết định đó là gì?

A. Nhập vào xác cu Tị

B. Tiếp tục ở trong xác anh hàng thịt.
C. Không nhập vào xác của bất kì ai để có thể được siêu thoát
D. Chết đi để được sống mãi mãi.
Câu 49:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Vẻ đẹp của con sông Hương được tác giả miêu tả dưới góc nhìn nào?

A. Góc nhìn địa lý
B. Góc nhìn lịch sử
C. Góc nhìn văn hóa
D. Góc nhìn cổ tích
Câu 50:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

 (Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Từ "hóa thân" trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?

A. Ý nghĩa ca ngợi những người mang tâm hồn của đất nước.

B. Ý nghĩa chỉ hành động sẵn sàng cống hiến, hi sinh cho đất nước.
C. Ý nghĩa ghi dấu ấn của cuộc đời với đất nước.
D. Ý nghĩa chỉ đất nước như sinh mệnh của mình.
Câu 51:
Lực lượng xã hội nào sau đây lãnh đạo cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Công nhân
B. Sĩ phu tiến bộ
C. Nông dân
D. Tư sản
Câu 52:
Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ bị xâm lược, thái độ của triều đình phong kiến Trung Quốc là

A. tiến hành canh tân đất nước giống Nhật Bản.

B. từng bước ký những điều ước đầu hàng.
C. cầu viện nước ngoài chống xâm lược.
D. quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu đến cùng.
Câu 53:
Nhận xét đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
D. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 54:
Tổ chức được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Tâm tâm xã.
B. Cộng sản đoàn.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 55:
Trong học thuyết Phucưđa (1977), Nhật Bản tăng cường quan hệ đối ngoại với các nước ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Âu.
B. Đông Nam Á.
C. Trung Đông.
D. Nam Mĩ.
Câu 56:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm
A. giới tuyến quân sự tạm thời.
B. biên giới tạm thời.
C. vị trí tập kết của hai bên.
D. ranh giới tạm thời.
Câu 57:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở khu vực nào sau đây đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ?
A. Mĩ Latinh.
B. Bắc Âu.
C. Đông Âu.
D. Nam Âu.
Câu 58:
Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19-12-1946)?

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Trường vụ Trung ương Đảng truyền đi.

B. Công nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Ban Thường vụ trung ương Đảng.
Câu 59:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

 Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

 Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10 – 9 – 1960 tại Hà Nội, đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 165)

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng và đầy đủ mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975?

A. Hợp tác với nhau.

B. Hỗ trợ lẫn nhau.
C. Gắn bó mật thiết, tác động qua lại.
D. Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 60:
Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) có ý nghĩa chiến lược cho quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?

A. Xây dựng nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hiện đại.

B. Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng.
D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng mỗi miền.
Câu 61:
Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là:
A. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. Tác động xấu đến môi trường xã hội.
D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm.
Câu 62:
Nguyên nhân sâu xa của vòng luẩn quẩn “nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái” ở châu Phi là do

A. nợ nước ngoài lớn, không có khả năng trả.

B. hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân.
C. tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.
D. sự gia tăng quá nhanh của dân số.
Câu 63:
Một trong những đặc điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. các thung lũng sông lớn hướng vòng cung.

B. có cấu trúc địa chất và địa hình rất phức tạp.
C. cao đồ sộ, nơi duy nhất có đầy đủ ba đai cao.
D. có đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất cả nước
Câu 64:
Ở nước ta, rừng phòng hộ bao gồm

A. rừng trồng, rừng tre, rừng rậm thường xanh.

B. rừng ở thượng nguồn các con sông, ven biển.
C. rừng sản xuất, rừng tái sinh, rừng đặc dụng.
D. các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 65:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đay không đúng?
A. Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất
B. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng
C. Tỉ trọng lao động nông – lâm – thủy sản giảm
D. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng
Câu 66:

Cho biểu đồ về dân số nước ta năm 1999 và 2014:

Cho biểu đồ về dân số nước ta năm 1999 và 2014: (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)  Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây (ảnh 1)

 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
B. Tốc độ tăng trưởng dân số theo nhóm tuổi.
C. Tình hình gia tăng dân số.
D. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
Câu 67:
Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do

A. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.

B. nguồn lợi cá đang bị suy thoái.
C. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
D. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
Câu 68:
Công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt phân bố chủ yếu ở:
A. Miền núi
B. Ven biển.
C. Đồng bằng
D. Các đô thị lớn
Câu 69:
Thuận lợi để phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. vùng núi rộng, có các núi cao
B. có các cao nguyên, sơn nguyên
C. nhiều sông suối có độ dốc lớn
D. địa hình ở các vùng khác nhau
Câu 70:
Bình quân lương thực theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do
A. sức ép quá lớn của dân số.
B. sản lượng lương thực thấp.
C. điều kiện sản xuất lương thực khó khăn.
D. năng suất lương thực còn thấp.
Câu 71:
Người ta phân biệt hai loại quang phát quang là huỳnh quang và lân quang chủ yếu dựa vào
A. thời gian phát quang.
B. màu sắc ánh sáng phát quang.
C. bước sóng ánh sáng kích thích.
D. các ứng dụng hiện tượng phát quang.
Câu 72:
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương?
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương (ảnh 1)
A.
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương (ảnh 5)
B.
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương (ảnh 6)
C. 
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương (ảnh 7)
D. 
Hai tấm kim loại phẳng, tích điện trái dấu, đặt song song, nằm ngang trong chân không. Một điện tích dương có vận tốc đầu bằng 0 di chuyển từ tấm này sang tấm kia như hình vẽ. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn mối liên hệ giữa động năng Ek của hạt theo quãng đường đi được x từ bản dương (ảnh 8)
Câu 73:
Một máy bơm sử dụng cho đài phun nước được nối bởi dây dẫn cách nguồn điện 18 m. Nguồn điện có hiệu điện thế hiệu dụng 230 V. Máy bơm hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng thấp nhất là 218 V và cường độ dòng điện 0,83 A. Điện trở lớn nhất trên mỗi mét chiều dài dây dẫn là bao nhiêu để máy bơm hoạt động bình thường?
Một máy bơm sử dụng cho đài phun nước được nối bởi dây dẫn cách nguồn điện 18 m. Nguồn điện có hiệu điện thế hiệu dụng 230 V. Máy bơm hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng thấp nhất là 218 V và cường độ dòng điện 0,83 A. Điện trở (ảnh 1)
A. 0,4 Ω/m
B. 0,8 Ω/m
C. 1,3 Ω/m
D. 1,4 Ω/m
Câu 74:
Các tế bào ung thư dễ bị tổn thương dưới tác dụng của tia X hoặc tia gamma hơn các tế bào khỏe mạnh. Mặc dù ngày nay đã có các máy gia tốc tuyến tính thay thế, nhưng trước kia nguồn tiêu chuẩn để điều trị là phóng xạ C60o. Đồng vị này phân rã β thành N60i ở trạng thái kích thích, nhưng  ngay sau đó trở về trạng thái cơ bản và phát ra hai photon gamma, mỗi photon có năng lượng xấp xỉ 1,2 MeV. Biết rằng chu kì bán rã của phân rã β  là 5,27 năm. Xác định số hạt nhân C60o  có mặt trong nguồn 6000 Ci thường được dùng trong các bệnh viện.
A. 5,33.1022
B. 3,2.1014
C. 9,98.1011
D. 3,69.1022
Câu 75:
Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị nào dưới đây khi chúng hoạt động?
A. Bàn ủi điện
B. Quạt điện
C. Acquy đang nạp điện
D. Bóng đèn nêon
Câu 76:
Một ống dây điện thẳng dài bán kính 25 mm có 100 vòng/cm. Một vòng dây đơn bán kính 5,0 cm bao quanh ống dây, trục của ống dây và vòng dây trùng nhau. Dòng điện trong ống dây giảm từ 1,0 A đến 0,5 A với tốc độ không đổi trong khoảng thời gian 10 ms. Tính suất điện động trong vòng dây
A. 5,36 V.
B. 2,46 mV.
C. 5,36 mV.
D. 1,23 mV.
Câu 77:
Máy tạo sóng tại hai điểm X và Y trên mặt nước tạo ra sóng có cùng bước sóng. Tại điểm Z, sóng từ X có cùng biên độ với sóng từ Y. Khoảng cách XZ và YZ được cho trên hình vẽ. Khi các máy phát sóng hoạt động cùng pha thì biên độ dao động tại điểm Z bằng không. Bước sóng do máy phát sóng tạo ra có thể là bao nhiêu?
Máy tạo sóng tại hai điểm X và Y trên mặt nước tạo ra sóng có cùng bước sóng. Tại điểm Z, sóng từ X có cùng biên độ với sóng từ Y. Khoảng cách XZ và YZ được cho trên hình vẽ. Khi các máy phát sóng hoạt động cùng pha thì biên độ dao động tại điểm Z bằng không. Bước sóng do máy phát sóng tạo ra có thể là bao nhiêu? (ảnh 1)
A. 2 cm.
B. 3 cm.
C. 4 cm.
D. 6 cm.
Câu 78:
Một cây cầu bắc ngang qua sông Phô-tan-ka ở thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế xây dựng đủ vững chắc, có thể cho cùng lúc 300 người đi qua mà cầu không sập. Năm 1906 có một trung đội bộ binh gồm 36 người đi đều bước qua cây cầu làm cho cây cầu gãy. Sự cố gãy cầu là do
A. dao động tuần hoàn của cầu.
B. xảy ra cộng hưởng cơ ở cầu.
C. cầu không chịu được tải trọng.
D. dao động tắt dần của cây cầu.
Câu 79:
Ngôi sao gần nhất với chúng ta, sao Nhân Mã α cách chúng ta 4,3 năm ánh sáng. Giả sử một sóng vô tuyến từ mặt đất có công suất 1,0 MV được truyền đi, cường độ tín hiệu tại sao Nhân Mã α là
A. 4,8.10-23 W/m2
B. 4,3.10-6 W/m2
C. 4,8.10-29 W/m2
D. 2,46.10-11 W/m2
Câu 80:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon mạch hở X (28 < MX < 56) thu được 10,56 gam CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 20,4 gam AgNO3 trong dung dịch NH3 dư. Giá trị của m là
A. 3,00.
B. 6,48.
C. 2,00.
D. 1,56.
Câu 81:
Hãy xác định khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam dung dịch bão hòa MgSO4 ở 800C xuống 200C. Biết độ tan của MgSO4­ ở 80oC là 64,2 gam và ở 20oC là 44,5 gam.
A. 601,6 gam.
B. 606,4 gam.
C. 578,8 gam.
D. 624,4 gam.
Câu 82:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,896 lít H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Coi H2SO4 phân li 2 nấc hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 2,4.
D. 4,8.
Câu 83:
Cho hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH. Lấy 17,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 25,10.
B. 39,05.
C. 42,65.
D. 39,85.
Câu 84:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 - 4 giọt CuSO4 2%.

Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều.

Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 ml dung dịch glucozơ 1%, vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, vào ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở bước 3, trong cả 3 ống nghiệm đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

(2) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.

(3) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.

(4) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.

Số phát biểu đúng

A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 85:
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là
A. CH2=CH2.
B. CH2=CHCl.
C. CH3-CH3.
D. H2N(CH2)5COOH.
Câu 86:
Hòa tan hết 30 gam chất rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong dung dịch HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 134,80.
B. 143,20.
C. 149,84.
D. 153,84.
Câu 87:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaCl.
B. H2S.
C. CH3COOH.
D. Mg(OH)2.
Câu 88:
Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k); ΔH > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. tăng nhiệt độ của hệ.
B. giảm nồng độ HI.
C. tăng nồng độ H2.
D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 89:
Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường
A. qua mô giậu.
B. qua lớp cutin.
C. Qua lông hút.
D. qua khí khổng.
Câu 90:
Khi nói đến vai trò của auxin trong vận động hướng động, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hướng trọng lực của rễ là do sự phân bổ auxin không đều ở hai mặt rễ.
B. Ngọn cây quay về hướng ánh sáng là do sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt của ngọn.
C. Ở ngọn cây, phía được chiếu sáng có lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng kéo dài hơn phía tối.
D. Ở rễ cây, phía được chiếu sáng có lượng auxin thích hợp hơn, kích thích sự sinh trưởng kéo dài của tế bào nhanh hơn.
Câu 91:

Quan sát hình bên và hãy xác định cây nào (a hoặc b) mọc trong rừng với mật độ cây dày đặc, cây nào mọc nơi trống trải? Cho biết cây a và cây b là cùng một loài.

Quan sát hình bên và hãy xác định cây nào (a hoặc b) mọc trong rừng với mật độ cây dày đặc, cây nào mọc nơi trống trải? Cho biết cây a và cây b là cùng một loài. (ảnh 1)

A. Hình a là cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn; Hình b là cây mọc nơi trống trải có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng.
B. Hình a là cây mọc nơi trống trải có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng; Hình b là cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn.
C. Hình b là cây mọc nơi trống trải có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn; Hình a là cây mọc trong rừng có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng.
D. Hình b là cây mọc trong rừng có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng; Hình a là cây mọc nơi trống trải có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn.
Câu 92:
Các hình thức sinh sản vô tính của thực vật trong tự nhiên là
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng
B. sinh sản bằng giâm, chiết, ghép.
C. sinh sản sinh dưỡng và nuôi cấy mô.
D. sinh sản bào tử và nuôi cấy mô.
Câu 93:
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Enzym nối ligaza hoạt động trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.

B. Trong một chạc tái bản enzym ADN pôlymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau.
C. Enzym ARN pôlymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
Câu 94:
Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cây thân cao tự thụ phấn, đời con F1 thu được 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. Ở F1, do cây thân thấp năng suất không cao nên người ta loại bỏ các cây thân thấp và cho các cây thân cao giao phấn tự do. Theo lí thuyết, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là
A. 1 cây thân cao: 8 cây thân thấp.
B. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp.
C. 8 cây thân cao: 1 cây thân thấp.
D. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp.
Câu 95:
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất ?
A. AAbbDD × aaBBdd.
B. AabbDD × AaBBdd.
C. AABBDD × aaBbdd.
D. AAbbdd × aaBBdd.
Câu 96:
Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
B. Chân trước của mèo và cánh của dơi.
C. Cánh chim và cánh bướm.
D. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
Câu 97:
Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. ổ sinh thái.
B. sinh cảnh.
C. nơi ở.
D. giới hạn sinh thái.