Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nêu nội dung chính của đoạn thơ

A. Nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải của con người đang yêu.
B. Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng
C. Con sóng vượt qua mọi thử thách, cách trở của cuộc đời để thuỷ chung với anh.
D. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và khát vọng của tuổi trẻ.
Câu 2:
Xác định thể thơ của đoạn trích.
A. Thể thơ năm chữ
B. Thể thơ tứ tuyệt
C. Thể thơ lục bát
D. Thể thơ sáu chữ
Câu 3:
Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc trong hai câu thơ in đậm.
A. Tạo nhịp điệu giữa các câu
B. Hai câu thơ như trao đưa giữa những đối cực
C. Thể hiện sự hài hòa, cân đối
D. Gợi khoảng cách gần- xa
Câu 4:
Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa gì cho hình tượng sóng và em?
A. Dòng suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu
B. Khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim em
C. Tiếp nối, đối lập và khẳng định ý niệm sự vĩnh hằng về sóng.
D. Nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng và lòng thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu
Câu 5:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 6:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Con yêu quý của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)

Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 7:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Sinh hoạt
B. Báo chí
C. Nghệ thuật
D. Chính luận
Câu 8:
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Sự thấu hiểu, tình yêu thương và lời động viên khích lệ của cha dành cho những nỗ lực của con.

B. Những gian lao của mẹ khi hi sinh cho con của cha dành cho những nỗ lực của con.
C. Sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.
D. Lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con.
Câu 9:
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu: Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
A. Điệp từ
B. Ẩn dụ
C. Nói quá
D. Nhân hóa
Câu 10:
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu: Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
A. Liệt kê
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Điệp cấu trúc
Câu 11:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”

(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)

Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?

A. Bác bỏ

B. Phân tích
C. Lập luận
D. Nghị luận.
Câu 12:
Đoạn văn được viết theo kiểu nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Không theo kiểu nào
D. Tổng phân hợp
Câu 13:
Nêu nội dung chính của văn bản.

A. Người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc.

B. Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi.
C. Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
D. Người đọc suy tư.
Câu 14:
Biện pháp tu từ chính được thể hiện trong văn bản.
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. Nói giảm
D. Hoán dụ
Câu 15:
Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Chính luận
B. Nghệ thuật
C. Khoa học
D. Báo chí
Câu 16:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Trên bãi cát những người lính đảo

Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững

Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa

Đảo tái cát

Khóc oan hồn trôi dạt

Tao loạn thời bình

Gió thắt ngang cây.

Đất hãy nhận những đứa con về cội

Trong bao dung bóng mát của người

Cay hãy gọi bàn tay về hái quả

Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…

À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)

Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

A. Thất ngôn

B. Ngũ ngôn
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 17:
Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
A. Bãi cát
B. Bãi cát, nỗi nhớ nhà, đảo tái cát
C. Không có hình ảnh
Câu 18:
Nêu ý nghĩa của hai câu thơ: Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?
A. Khắc họa cuộc sống vui tươi của những người lính
B. Khí thế của những người lính chiến đấu luôn sụ sôi.
C. Gợi hình ảnh những người lính đảo và tâm hồn yêu thương, tinh thần kiên cường, bền bỉ của họ.
D. Sự linh hoạt, tinh nghịch, trẻ trung của người lính chiến đấu.
Câu 19:
Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt – Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 20:
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt – Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.
A. Gợi tả cho câu thơ.
B. Tăng tính hàm súc.
C. Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của người lính.
Câu 21:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình giống như giọt nước mang hình cả bầu trời của dân tộc ta, của người dân Bắc Bộ trong một hành trình đánh giặc lâu dài, bền bỉ, kiên cường.

A. lâu dài
B. giọt nước
C. Bắc bộ
D. kiên cường
Câu 22:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực văn học và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh.

A. trào lưu
B. văn học
C. công chúng
D. sống động
Câu 23:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở), nhận xét (trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề.

A. bình luận

B. đánh giá
C. tình hình
D. nhận xét
Câu 24:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Từ ghép là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

A. đứng sau

B. hai tiếng
C. giống nhau
D. Từ ghép
Câu 25:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh thể hiện một trình độ tư duy sắc sảo, một tầm nhìn bao quát và một trái tim luôn hướng về công lý, lý lẽ, chính nghĩa.

A. lập luận

B. chính nghĩa
C. lý lẽ
D. sắc sảo
Câu 26:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. lăn tăn
B. cuồn cuộn
C. nhấp nhô
D. nhấp nhổm
Câu 27:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. xe đạp
B. phố phường
C. cây cối
D. phương tiện
Câu 28:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. tay chân
B. bàn tay
C. tay bàn
D. nắm tay
Câu 29:
Tác giả nào sau đây KHÔNG mang phong cách nghệ thuật đậm chất cái “tôi”?
A. Huy Cận
B. Tố Hữu
C. Hàn Mặc Tử
D. Xuân Diệu
Câu 30:
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG mang nội dung lên án chế độ áp bức bóc lột?
A. Vợ chồng A Phủ
B. Chí Phèo
C. Vợ nhặt
D. Chiếc thuyền ngoài xa
Câu 31:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

“Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường ________ của nền văn học trong công cuộc đổi mới.”

A. tinh anh.

B. tinh tường
C. tinh ranh
D. đầu tiên
Câu 32:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Quá trình ___________ văn học có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học.”

A. tiếp cận

B. tiếp xúc
C. tiếp nhận
D. tiếp thu
Câu 33:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

“Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để _________ tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, ________ làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn.”

A. vừa/và

B. vừa/vừa
C. có thể/và
D. sẵn sàng/cuối cùng
Câu 34:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho ________ dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.

A. màu sắc

B. tâm hồn
C. linh hồn
D. hình ảnh
Câu 35:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

“Ngay lúc ấy, một chiếc thuyền _______ vào trước chỗ tôi đứng”.

A. đâm thẳng
B. lao thẳng
C. phi thẳng
D. tiến thẳng
Câu 36:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý."

(Trích "Vợ chồng A Phủ" – Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Câu văn “Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý” có ý nghĩa gì?

A. Giới thiệu nhân vật Mị.

B. Lý giải cái khổ của nhân vật Mị
C. Phản ánh giá trị hiện thực khi nói về thân phận người con dâu gạt nợ.
D. Tạo điểm nhấn cho tác phẩm.
Câu 37:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…

 (Trích đoạn trích Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)

Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ở cuối bài thể hiện điều gì?

A. Sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng.

B. Sự hồi tưởng về quá khứ của nhân vật Tràng
C. Khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng
D. Khát vọng no đủ của nhân vật Tràng
Câu 38:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên thể hiện vẻ đẹp nào của ông Đò?

A. Sự mưu trí
B. Sự tài hoa
C. Trí dũng
D. Lao động bình dị
Câu 39:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:

- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

 (Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. sinh hoạt
B. nghệ thuật
C. chính luận
D. báo chí
Câu 40:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của đoạn trích.

A. Biện pháp so sánh

B. Biện pháp hoán dụ
C. Biện pháp nhân hóa
D. Biện pháp ẩn dụ
Câu 41:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Vì sao Nguyễn Tuân lại gọi đây là cảnh “xưa nay chưa từng có”?

A. Vì Huấn Cao vốn là người tù mà lại cho chữ viên quản ngục đáng ra là người bề trên.

B. Vì hoàn cảnh cho chữ là trong phòng giam tử tù.
C. Vì trật tự xã hội bị đảo lộn.
D. Vì hoàn cảnh cho chữ, người cho chữ, người nhận chữ và ý nghĩa việc cho chữ.
Câu 42:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Chiều tối – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu thơ “Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” sử dụng bút pháp gì?

A. Bút pháp lấy sáng tả tối

B. Bút pháp lấy động tả tĩnh
C. Bút pháp ước lệ
D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
Câu 43:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Ðơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết. Tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả. Tại sao Xuân lại không đi đưa? Hay là Xuân khinh mình? Những câu hỏi ấy đã khiến Tuyết đau khổ một cách rất chính đáng, có thể muốn tự tử được. Tìm kiếm khắp mặt trong bọn người đi đưa đám ma cũng không thấy “bạn giai” đâu cả, Tuyết như bị kim châm vào lòng.

(Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Phong cách nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích?

A. phân tích tâm lý

B. trào phúng
C. lãng mạn
D. chất triết lý
Câu 44:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”

 (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “màu hồng hồng của ánh sương mai” có y nghĩa gì?

A. Thể hiện niềm tin vào sự thay đổi trong gia đình hàng chài đầy mâu thuẫn.
B. Góp phần tăng vẻ đẹp của cảnh biển
C. Là sự tưởng tượng của Phùng
D. Thể hiện màu sắc của bức ảnh
Câu 45:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có trở trăng về kịp tối nay”

 (Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu thơ đầu tiên của đoạn trích gợi cảm giác gì?

A. Cảm giác lãng mạn

B. Cảm giác cảm thương
C. Cảm giác chia lìa.
D. Cảm giác đau đơn
Câu 46:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

 (Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất tác dụng của dấu chấm giữa dòng trong câu thơ thứ ba.

A. Biện pháp nghệ thuật diễn tả sự chuyển biến đột ngột trong tâm trạng của tác giả

B. Biện pháp nghệ thuật thể hiện sự yêu đời, lãng mạn của tác giả
C. Ước muốn táo bạo của nhà thơ để níu giữ thời gian, tuổi trẻ.
D. Tình yêu tha thiết của tác giả với cuộc đời nơi trần thế.
Câu 47:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó chảy? Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ơi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó!”. Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm

 (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Tại sao Chí Phèo miệng thì nói đến nhà bà cô Thị Nở nhưng chân lại rẽ vào nhà Bá Kiến?

A. Vì Chí Phèo say rượu mà những thằng say thường không làm những thứ mà ban đầu chúng định làm.

B. Vì bản thân Chí Phèo vẫn rất thù hận Bá Kiến.
C. Vì Bá Kiến là người đã gây ra bi kịch trực tiếp cho Chí Phèo.
D. Vì Bá Kiến là người đã đẩy Chí Phèo vào tù.
Câu 48:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đan Thiềm (thất vọng): - Chỉ tại ông không nghe tôi, dùng dằng mãi. Bây giờ… (Nói với Ngô Hạch) Xin tướng quân…

Ngô Hạch: Dẫn nó đi, không cho nó nói nhảm nữa, rờm tai (quân sĩ dẫn nàng ra)

Đan Thiềm: Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt! (Họ kéo nàng ra tàn nhẫn)

(Trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Bi kịch của Vũ Như Tô là gì?

A. Muốn cống hiến nhưng không được cống hiến.
B. Bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết được mối quan hệ khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội; giữa người nghệ sĩ và công dân.
C. Từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài nhưng rồi phải xây dựng.
D. Ông muốn xây dựng và đế lại một công trình vĩ đại và bền vững như trăng sao, đề cho nhân dân nghìn thu hãnh diện, nhưng bị đập phá và bị giết.
Câu 49:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. Ở đây cô một huyền thoại kể rằng, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đố xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi ấy chăng?

 (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên có gì độc đáo?

A. Đoạn kết thúc đã trả lời cho câu hỏi đặt ra ở nhan đ, một nhan để rất thơ, rất gợi cảm mà lại gợi được sự tìm hiểu, khám phá rất cuốn hút người đọc.

B. Đoạn kết thúc đã giải thích vì sao dòng sông lại có tên là Hương, một nhan đề đầy bí ẩn, gợi trí tò mò của người đọc.
C. Kết thúc ấy cũng đã thể hiện rõ tình yêu của con người nơi đây với dòng sông của xứ Huế đẹp và thơ.
D. Đoạn kết thúc đã trả lời cho câu hỏi đt ra ở nhan đ, một nhan để rất thơ, rất gợi cảm mà lại gợi được sự tìm hiểu, khám phá rất cuốn hút người đọc. Kết thúc ấy cũng đã thể hiện rõ tình yêu của con người nơi đây với dòng sông của xứ Huế đẹp và thơ.
Câu 50:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nhưng lành hết rồi chớ? Được. Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được. Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!…

(Trích đoạn trích Rừng Xà nu, Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)

Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào?

A. Cụ Mết
B. Tác giả
C. Anh Quyết
D. Đồng đội của Tnú
Câu 51:
Trận đánh gây tiếng vang lớn trong phong trào kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1873 - 1874 là
A. Thắng lợi của quân dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Thắng lợi của quân dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.
C. khởi nghĩa của Trương Định tiếp tục giành thắng lợi gây cho Pháp khó khăn.
D. chiến công của Nguyễn Trung Trực trên sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 52:
Phe liên minh do các nước đế quốc lập ra trong chiến tranh thế giới I (1914-1918) gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ và Nga.

B. Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a.
C. Đức cùng Áo – Hung và Nhật Bản.
D. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.
Câu 53:
Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở của (từ năm 1978) là gì?
A. Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
B. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.
D. Đưa Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Câu 54:
Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX là gì?
A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ.
C. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
D. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng.
Câu 55:
Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã đạt được một số thành công nhất định, ngoại trừ:
A. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 - 1991).
B. Thực hiện được các chiến lược toàn cầu, qua nhiều đời tổng thống.
C. Hất cẳng Pháp, Anh ra khỏi khu vực chiến lược ở Đông Nam Á.
D. Đạt một số kết quả trong “cách mạng nhung” ở các nước Châu Âu, Liên Xô.
Câu 56:
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của chương trình khai thác lần hai đến kinh tế Việt Nam?
A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.
B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
C. Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Câu 57:
Ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua
A. danh sách Ủy ban hành chính các cấp.
B. danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
C. bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới.
D. danh sách Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 58:
Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây (đầu những năm 70 của thế kỷ XX)?
A. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa.
B. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ.
C. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe.
D. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Câu 59:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31 – 1 - 1968 (Tết Mậu Thân). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30 – 1 đến ngày 25 – 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 – 1968.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng. Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân Mĩ và đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở ở thành thị mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, phản công quân ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.

Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, song ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 176 – 177).

Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu Thân 1968 là gì?

A. buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. buộc Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
C. mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
D. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
Câu 60:
Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã

A. buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.
C. làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
D. buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Câu 61:
Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng:
A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.
B. phía Nam và ven Thái Bình Dương.
C. phía Đông Nam và ven vịnh Mêhicô.
D. ven Thái Bình Dương và ven vịnh Mêhicô.
Câu 62:
Hạn chế lớn nhất trong khối EU là :
A. Chính trị bất ổn định.
B. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
C. Tôn giáo phức tạp.
D. Tình trạng đói nghèo, nhập cư bất hợp pháp.
Câu 63:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
A. gió mùa và hướng núi.
B. độ cao và hướng địa hình.
C. độ dày lớp phủ thực vật.
D. vị trí gần hay xa biển.
Câu 64:
Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là
A. chống xói mòn.
B. chắn cát bay.
C. hạn chế lũ lụt.
D. điều hòa nước sông.
Câu 65:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và trang 29, hãy cho biết nơi nào sau đây có mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vùng giáp với Đông Nam Bộ.
B. Ven Biển Đông.
C. Vùng ven sông Tiền và Hậu.
D. Ven vịnh Thái Lan.
Câu 66:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018

Cho bảng số liệu:  DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018  (ảnh 1)

 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018, NXB Thống kế 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nảo sau đây đủng khi so sánh năng suất lúa của các tỉnh năm 2018?

A. Nghệ An cao hơn Đồng Tháp
B. Thái Bình thấp hơn Đồng Tháp.
C. Phú Yên thấp hơn Thái Bình
D. Phú Yên cao hơn Nghệ An.
Câu 67:
Công nghiệp nước ta hiện nay
A. giá trị sản xuất không đáng kể.
B. chưa thu hút đầu tư nước ngoài.
C. phân hoá mạnh theo lãnh thổ.
D. đẩy mạnh ngành truyền thống.
Câu 68:
Cơ sở đầu tiên để hình thành các điểm du lịch ở nước ta là:
A. thị trường và chính sách ưu đãi.
B. tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
C. nguồn lao động và cơ sở lưu trú.
D. nguồn vốn đầu tư, khu vui chơi.
Câu 69:
Giải pháp nào sau đây quan trọng nhất để Bắc Trung Bộ đẩy mạnh giao lưu với các nước láng giềng?
A. Hiện đại hóa đường Hồ Chí Minh, xây dựng cửa khẩu.
B. Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cảng biển.
C. Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cửa khẩu.
D. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển.
Câu 70:
Duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay phát triển mạnh
A. chăn nuôi lợn và gia cầm.
B. sản xuất cây lương thực, cây ăn quả.
C. khai thác khoáng sản, thủy điện.
D. dịch vụ hàng hải, du lịch biển.
Câu 71:
Hình vẽ nào sau đây là đúng khi vẽ đường sức điện của một điện tích dương?
Hình vẽ nào sau đây là đúng khi vẽ đường sức điện của một điện tích dương (ảnh 1)
A. Hình 1
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 72:
Trên một cục Pin do công ty cổ phần Pin Hà Nội sản xuất có ghi các thông số: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V như hình vẽ. Thông số 1,5(V) cho ta biết:
Trên một cục Pin do công ty cổ phần Pin Hà Nội sản xuất có ghi các thông số: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V như hình vẽ. Thông số 1,5(V) cho ta biết: (ảnh 1)
A. hiệu điện thế giữa hai cực của pin
B. điện trở trong của pin
C. suất điện động của pin
D. dòng điện mà pin có thể tạo ra.
Câu 73:
Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Vectơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ. E = 800 V/m, v = 2.106 m/s. Xác định hướng và độ lớn B:
Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Vectơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ. E = 800 V/m, v = 2.106 m/s. Xác định hướng và độ lớn B: (ảnh 1)
A.  hướng lên; B = 0, 003T

                                        

B.  hướng xuống; B = 0,004T
C.  hướng ra; B = 0,002T 
D.  hướng vào; B = 0,0024T
Câu 74:
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình là x1=5cosωt+φ cm  x2=A2cosφt-π12 cm  thì dao động tổng hợp có phương trình là x=acosωt-π12 cm. Thay đổi A2 để A có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại mà nó có thể đạt được thì A2 có giá trị là
A. 53cm
B. 103cm
C. 53cm
D. 103cm
Câu 75:
Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tân số f = 10Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là:
Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tân số f = 10Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. (ảnh 1)
A. Từ A đến E với tốc độ 8m/s.
B. Từ A đến E với tốc độ 6m/s.
C. Từ E đến A với tốc độ 6m/s.
D. Từ E đến A với tốc độ 8m/s.
Câu 76:
Vết của các hạt β- β+ phát ra từ nguồn N chuyển động trong từ trường B có dạng như hình vẽ. So sánh động năng của hai hạt này ta thấy
Vết của các hạt  và  phát ra từ nguồn N chuyển động trong từ trường  có dạng như hình vẽ. So sánh động năng của hai hạt này ta thấy (ảnh 1)
A. chưa đủ dữ kiện để so sánh.
B. động năng của hai hạt bằng nhau.
C. động năng của hạt β- nhỏ hơn.
D. động năng của hạt β+ nhỏ hơn.
Câu 77:
Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh Trái Đất ngay phía trên đường xích đạo. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất. Biết vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07km/s. Bán kính Trái Đất bằng 6378km. Chu kì sự tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điểm xa nhất trên Trái Đất mất thời gian:
A. 0,12s
B. 0,16s
C. 0,28s
D. 0,14s
Câu 78:
Trong y học, người ta dùng một máy laze phát ra chùm laze có bước sóng λ để đốt các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4nm3  thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 30.108 photon của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1nm3 mô là 2,53J. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s  . Giá trị của λ  
A. 683nm
B. 485nm
C. 489nm
D. 589nm
Câu 79:
Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 265nm; 486nm; 720nm; 974nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch màu quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 80:
Cho ba hiđrocacbon X, Y, Z. Nếu đốt cháy 0,2 mol mỗi chất thì thể tích khí CO2 thu được không quá 14 lít (đo ở đktc). Thực hiện các thí nghiệm thấy có hiện tượng như bảng sau:
Cho ba hiđrocacbon X, Y, Z. Nếu đốt cháy 0,2 mol mỗi chất thì thể tích khí CO2 thu được không quá 14 lít (đo ở đktc). Thực hiện các thí nghiệm thấy có hiện tượng như bảng sau: (ảnh 1)
Công thức cấu tạo của X, Y, Z là
A. CH≡C-CH3; CH2=CH-CH3, CH3-CH3.
B. CH2=C=CH2; CH2=CH-CH3; CH3-CH2-CH3.
C. CH≡CH; CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH3.
D. CH3-C≡C-CH3; CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH2-CH3.
Câu 81:
Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam FeO với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 24,5% thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống đến 50C thì tách ra được m gam chất rắn (FeSO4.7H2O). Dung dịch còn lại có nồng độ 12,18%. Tính khối lượng m đã tách ra ở trên.
A. 22,24 gam.
B. 20,85 gam.
C. 23,63 gam.
D. 25,02 gam.
Câu 82:
Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ba, BaO. Lấy m gam X hòa tan vào H2O dư thu được 0,07 mol H2 và dung dịch Y. Hấp thụ hết 0,18 mol CO2 vào Y thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào Z đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 30 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,5.
B. 11,2.
C. 11,5.
D. 12,5.
Câu 83:
Cho m gam CH3CH(NH2)COOH tác dụng với 300 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 1M, thu được dung dịch Z. Giá trị của m là
A. 8,90.
B. 13,35.
C. 22,25.
D. 17,80.
Câu 84:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng và 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2-3 phút.

Trong các phát biểu sau:

a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân anbumin thành hỗn hợp các -amino axit.

b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện hợp chất màu tím.

c) Ở bước 2, lúc đầu có kết tủa màu tím, sau đó kết tủa tan ra tạo dung dịch màu xanh.

d) Để phản ứng màu biure xảy ra nhanh hơn thì ở bước 1 cần đun nóng dung dịch lòng trắng trứng.

e) Nếu thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch glucozơ thì ở bước 2 hiện tượng thí nghiệm không thay đổi.

Số phát biểu đúng

A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 85:
Polime nào sau đây có các mắt xích tạo thành mạch phân nhánh trong cấu trúc của nó?
A. Amilopectin.
B. Xenlulozơ.
C. Cao su isopren.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 86:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là
A. 19,6.
B. 18,2.
C. 19,5.
D. 20,1.
Câu 87:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCl.
B. AgNO3.
C. H2O.
D. KOH.
Câu 88:
Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Có thể tính tốc độ phản ứng theo
A. lượng Br2 mất đi trong một đơn vị thời gian.
B. lượng HBr sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. lượng HCOOH mất đi trong một đơn vị thời gian.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 89:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiêu hoá nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào.
B. Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa.
C. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào.
D. Tất cả các loài sống trong nước đều tiêu hóa ngoại bào.
Câu 90:
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới là
A. thủy tức
B. đỉa.
C. giun dẹp
D. cá chép.
Câu 91:

Cho các yếu tố sau:

1. Đặc tính di truyền của loài.

2. Các hormone sinh trưởng.

3. Các nhân tố trong môi trường.

Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào

A. 2, 3.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2
D. 1, 3.
Câu 92:
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền vì sử dụng cả 2 tinh tử.
B. Hình thành nội nhủ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi nảy mầm.
C. Hình thành nội nhủ chứa các tế bào tam bội.
D. Hình thành phôi và nội nhũ giúp dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt để nuôi phôi phát triển đến khi thành cây con.
Câu 93:
Một phân tử mARN có chiều dài 816 nm và có tỉ lệ A:U:G:X = 2:3:3:4. Số nuclêôtit loại A của mARN này là
A. 200
B. 400
C. 300
D. 40
Câu 94:
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. Tần số alen a của quần thể này là
A. 0,7.
B. 0,2.
C. 0,8.
D. 0,1.
Câu 95:

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau:

(1). Tạo dòng thuần chủng.

(2). Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

(3). Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là:

A. (2) → (1) → (3).
B. (2) → (3) → (1).
C. (1) → (3) → (2).
D. (1) → (2) → (3).
Câu 96:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú hoặc có thể làm nghèo vốn gen của quần thể?
A. Đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di - nhập gen.
Câu 97:
Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình dưới mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng.

Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình dưới mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng. (ảnh 1)

Dựa trên các thông tin có trong đồ thị kể trên, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?

A. Sự xuất hiện của chó sói có ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến động kích thước quần thể nai.
B. Trong giai đoạn không có chó sói, nai và bò rừng có mối quan hệ hỗ trợ nên số lượng cùng gia tăng.
C. Sau khi xuất hiện chó sói, lượng nai suy giảm làm giảm áp lực cạnh tranh lên quần thể bò rừng và làm quần thể loài này tăng kích thước.
D. Khi không có sinh vật ăn thịt, tiềm năng sinh học của quần thể nai lớn hơn của bò nên kích thước quần thể nai luôn cao hơn bò.