Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hà Nội tính đến 10 giờ 45 (giờ VN) ngày 16/12/2020 đã có 15 quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trên 1 triệu.
Tính đến ngày 16/12/2020 Quốc gia nào có số ca mắc Covid 19 – nhiều nhất thế giới (ảnh 1)

(Nguồn: Worldometers.info)

Tính đến ngày 16/12/2020 Quốc gia nào có số ca mắc Covid 19 – nhiều nhất thế giới?
A. Ấn Độ
B. Trung Quốc
C. Thổ Nhĩ Kỳ
D. Mỹ
Câu 2:
Cho hàm số fx=12x1. Tính f''1

A. -8

B. -2

C. 2

D. 8

Câu 3:
Nghiệm của phương trình log32x3=2 là:

A. x=112

B. x=5

C. x=92

D. x=6

Câu 4:
Cho hệ phương trình: 2xy=1x2+2xyy2=7 , cặp nghiệm của hệ phương trình đã cho là:

A. x,y2;3,4;9

B. x,y2;3,4;9

C. x,y2;3,4;9

D. x,y2;3,4;9

Câu 5:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho các điểm A, B như hình vẽ bên.

Trung điểm của đoạn thẳng AB biểu diễn số phức (ảnh 1)

Trung điểm của đoạn thẳng AB biểu diễn số phức

A. 1+2i

B. 12+2i

C. 2i

D. 212i

Câu 6:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A2;3;1, B4;5;1. Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB là:

A. 3x+y7=0

B. x+4yz7=0

C. 3x+y14=0

D. x+4y+z7=0

Câu 7:
Trong không gian Oxyz, tọa độ điểm đối xứng với điểm Q2;7;5 qua mặt phẳng Oxz 

A. 2;7;5.

B. 2;7;5.

C. 2;7;5.

D. 2;7;5.

Câu 8:
Cho bất phương trình: x1x+2>1 Nghiệm nguyên lớn nhất của bất phương trình trên là:

A. 1

B. 1

C. 3

D. 0

Câu 9:
Phương trình sinx=cosx có số nghiệm thuộc đoạn π;π  là:

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 10:
Một cơ sở khoan giếng đưa ra định mức giá như sau: Giá của mét khoản đầu tiên là 10000 đồng và kể từ mét khoan thứ hai, giá của mỗi mét sau tăng thêm 3000 đồng so với giá của mét khoan ngay trước đó. Một người muốn ký hợp đồng với cơ sở khoan giếng này để khoan một giếng sâu 100 mét lấy nước dùng cho sinh hoạt của gia đình. Hỏi sau khi hoàn thành việc khoan giếng, gia đình đó phải thanh toán cho cơ sở khoan giếng số tiền bằng bao nhiêu?
A. 15580000 đồng
B. 18500000 đồng
C. 15850000 đồng
D. 15050000 đồng
Câu 11:
Biết Fx là một nguyên hàm của fx=x+3x2 thỏa mãn F1=1. Tính F0.

A. F0=5ln2

B. F0=1+ln2

C. F0=ln2

D. F0=1+5ln2

Câu 12:

Cho hàm số y=fx có bảng biến thiên:

Tìm tất cả cá giá trị m để bất phương trình có nghiệm (ảnh 1)

Tìm tất cả cá giá trị m để bất phương trình fx+1+1m  có nghiệm?

A. m4

B. m1

C. m2

D. m>5

Câu 13:
Một ô tô đang đứng và bắt đầu chuyển động theo một đường thẳng với gia tốc at=63t m/s2, trong đó t là khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc ô tô bắt đầu chuyển động. Hỏi quãng đường ô tô đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi vận tốc của ô tô đạt giá trị lớn nhất là:
A. 10 (m)
B. 6 (m)
C. 12 (m)
D. 8 (m)
Câu 14:
Một người gửi tiền vào ngân hàng với lãi suát không đổi là 6% trên năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu (lãi kép). Người đó định gửi tiền trong vòng 3 năm, sau đó rút ra 500 triệu đồng. Hỏi số tiền ít nhất người đó phải gửi vào ngân hàng (làm tròn đến hàng triệu) là bao nhiêu triệu đồng?
A. 420
B. 410
C. 400
D. 390
Câu 15:
Nghiệm của bất phương trình log12x11 là:

A. x3

B. 1x3

C. 1<x3

D. x3

Câu 16:

Hình phẳng D (phần gạch chéo trên hình) giới hạn bởi đồ thị hàm số y=fx=2x, đường thẳng d:y=ax+b a0 và trục hoành. Tính thể tích khối tròn xoay thu được khi hình phẳng D quay quanh trục Ox.

Tính thể tích khối tròn xoay thu được khi hình phẳng D quay quanh trục Ox (ảnh 1)

A. 8π3

B. 10π3

C. 16π3

D. 2π3

Câu 17:
Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để hàm số y=x2+8ln2xmx đồng biến trên 0;+?

A. 6

B. 7

C. 5

D. 8

Câu 18:
Cặp số x;y nào dưới đây thỏa đẳng thức 3x+2yi+2+i=2x3i?

A. (−2;−1)

B. (−2;−2)
C. (2;−2)
D. (2;−1)
Câu 19:
Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn z1+3i=z¯+1i

A. x2y2=0

B. x+y2=0

C. xy+2=0

D. xy2=0

Câu 20:
Cho tam giác ABC có phương trình các cạnh AB:3xy+4=0, Ac:x+2y4=0, BC:2x+3y2=0. Khi đó diện tích của ΔABC là:

A. 177

B. 3877

C. 33877

D. 38077

Câu 21:
Với những giá trị nào của m thì đường thẳng Δ:3x+4y+3=0 tiếp xúc với đường tròn C:xm2+y2=9?
A. m=0 và m=1
B. m=4 và m=6

C. m=2

D. m=6

Câu 22:
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng P:x+y+2z2=0. Phương trình của mặt phẳng chứa trục Oy và vuông góc với P 

A. 2xz+2=0

B. 2xz=0

C. 2x+z=0

D. 2x+yz=0

Câu 23:
Cho hình nón có diện tích xung quanh bằng 3πa2 và bán kính đáy bằng a. Độ dài đường sinh của hình nón đã cho bằng

A. 3a2

B. 3a

C. 22a

D. 2a

Câu 24:

Một đồ chơi bằng gỗ có dạng một khối nón và một nửa khối cầu ghép với nhau (hình bên). Đường sinh của khối nón bằng 5 cm, đường cao của khối nón là 4 cm. Thể tích của đồ chơi bằng:

Thể tích của đồ chơi bằng (ảnh 1)

A. 30π cm3

B. 72π cm3

C. 48π cm3

D. 54π cm3

Câu 25:
Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông ABC vuông tại A, AC=a, ACB=60°. Đường thẳng BC' tạo với mặt phẳng ACC' góc 30°. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'.

A. a332

B. a36

C. 23a3

D. a333

Câu 26:
Cho tứ diện ABCD AB=3a,CD=2a,α là một mặt phẳng song song với ABCD. Biết α cắt tứ diện ABCD theo thiết diện là một hình thoi, chu vi của hình thoi đó bằng:

A. 125a

B. 285a

C. 165a

D. 245a

Câu 27:
Trong không gian với hệ trục Oxyz, cho mặt cầu S:x32+y+22+z12=100 và mặt phẳng P:2x2yz+9=0. Tìm điểm I trên mặt cầu S sao cho khoảng cách từ I đến P lớn nhất.

A. I=293;263;73

B. I=293;263;73

C. I=293;263;73

D. I=113;143;133

Câu 28:
Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d:x+32=y11=z13. Hình chiếu vuông góc của d trên mặt phẳng Oyz là một đường thẳng có vectơ chỉ phương là

A. u=0;1;3

B. u=0;1;3

C. u=2;1;3

D. u=2;0;0

Câu 29:
Trong không gian tọa độ Oxyz, cho mặt cầu S:x+22+y12+z22=9 và điểm M thay đổi trên mặt cầu. Giá trị lớn nhất của độ dài đoạn thẳng OM

A. 12

B. 3

C. 9

D. 6

Câu 30:
Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' biết A1;0;1,B2;1;2, D2;2;2, A'3;0;1, điểm M thuộc cạnh DC . GTNN của tổng các khoảng cách AM+MC là:

A. 17

B. 17+46

C. 17+83

D. 17+62

Câu 31:

Cho hàm bậc ba y=fx có đồ thị như hình vẽ. Hàm số hx=fsinx1 có bao nhiêu điểm cực trị trên đoạn 0;2π.

Hàm số có bao nhiêu điểm cực trị trên đoạn   (ảnh 1)

A. 7

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 32:
Có bao nhiêu giá trị m nguyên bé hơn −6 để phương trình 2x22xm=x+2 có nghiệm?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 33:
Cho hàm số y=fx thỏa mãn f0=23 x+x+1f'x=1,x1. Biết rằng 01fxdx=a2+b15 với a,b. Tính T=a+b.

A. -8

B. -24

C. 24

D. 8

Câu 34:
Có 10 học sinh, gồm 5 bạn lớp 12A và 5 bạn lớp 12B tham gia một trò chơi. Để thực hiện trò chơi, người điều khiển ghép ngẫu nhiên 10 học sinh đó thành 5 cặp. Xác suất để không có cặp nào gồm hai học sinh cùng lớp bằng:

A. 463

B. 163

C. 263

D. 863

Câu 35:
Cho hình tứ diện đều ABCD có độ dài các cạnh bằng 1. Gọi A',B',C',D' lần lượt là điểm đối xứng của A,B,C,D qua các mặt phẳng BCD,ACD,ABD,ABC. Tính thể tích của khối tứ diện A'B'C'D'.

A. 223

B. 9232

C. 16281

D. 1252324

Câu 36:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 83)
Đoạn thơ trên được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất.
B. Sau đại thắng mùa xuân 1975
C. Sau chiến thắng Việt Bắc 1947
D. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Câu 37:
Đoạn thơ in nghiêng trong văn bản là lời của ai?
A. Lời của người ra đi (các chiến sĩ cách mạng)
B. Lời của người ở lại (người dân Việt Bắc)
C. Lời của một bài hát
D. Lời của riêng tác giả gửi lại người dân Việt Bắc
Câu 38:
Câu thơ: “Áo chàm đưa buổi phân ly/Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa
Câu 39:
Việc sử dụng cặp từ mình – ta là cách vận dụng từ loại hình văn học dân gian nào?
A. Chèo
B. Thành ngữ

C. Ca dao

D. Tục ngữ
Câu 40:
Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?
A. Báo chí
B. Chính luận
C. Nghệ thuật
D. Sinh hoạt
Câu 41:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 42:
Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?
A. Khi bạn dám nghĩ dám làm.
B. Khi bạn biết ngưỡng mộ người khác.
C. Khi bạn biết đạt ra mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.
D. Khi bạn có thái độ sống tốt.
Câu 43:
Câu văn “Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Nói quá
Câu 44:
Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào điều gì?
A. Kỹ năng của người đó
B. Hiểu biết của người đó
C. Khả năng của người đó
D. Tri thức của người đó
Câu 45:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách báo chí
B. Phong cách chính luận
C. Phong cách nghệ thuật
D. Phong cách sinh hoạt
Câu 46:

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 61 đến 65:

Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.

(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Miêu tả.
Câu 47:
Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?
A. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc.
B. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.
C. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.
D. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.
Câu 48:
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa và so sánh
Câu 49:
Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc.” đoạn trên sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép nối
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép liên tưởng
Câu 50:
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Sức mạnh của kỉ luật đối với cuộc sống con người.
B. Người có tính kỉ luật sẽ dễ dàng đạt được thành công.
C. Bàn về tự do và kỉ luật.
D. Kỉ luật là đôi cánh giúp con người vươn cao, vươn xa.
Câu 51:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 52:
Trong đoạn trích, từ giải phóng có nghĩa là gì?
A. Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, chiếm đóng
B. Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở
C. Làm cho thoát ra một chất hay một dạng năng lượng nào đó
D. Làm cho cá thể trở nên tốt đẹp hơn
Câu 53:
Nội dung của đoạn trích là gì?
A. Tiếng mẹ đẻ là tất cả tài sản của một dân tộc
B. Tiếng mẹ đẻ là vũ khí lợi hại để giải phóng dân tộc An Nam
C. Tiếng mẹ đẻ là nguồn dinh dưỡng nuôi sống mỗi người
D. Tiếng mẹ đẻ là vốn liếng yêu thương
Câu 54:
Trong câu “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Chơi chữ
D. Hoán dụ
Câu 55:
Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?
A. Đưa tiếng mẹ đẻ ra với bạn bè thế giới
B. Tiếng mẹ đẻ cần được phát triển cho phong phú hơn
C. Cần bảo vệ, trân trọng và tự hào về tiếng mẹ đẻ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 56:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút không đơn giản. Ngoài khả năng viết, câu từ không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng, truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách.”
A. chắp bút
B. hoa mĩ
C. rõ ràng
D. truyền đạt
Câu 57:
“Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt đẹp.”
A. nhận chức
B. long trọng
C. thành công
D. tốt đẹp
Câu 58:
“Tràng giang có chất Đường thi hơn những bài thơ Đường trung đại. Chính Huy Cận cũng thừa nhận ông đã lấy cảm hứng từ ý thơ của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu đời Đường, của Chinh phụ ngâm để cho bài thơ đạt đến tác phong cổ điển.”
A. thừa nhận
B. cảm hứng
C. Đường thi
D. tác phong
Câu 59:
Không cầu kỳ như trà đạo Nhật - Chanoyu hay Gongfucha – trà đạo Trung Hoa, trà đạo Việt Nam có phần giản dị hơn trong cách pha chế. Tuy nhiên, người Việt đặc biệt là những người có kiến thức uyên thâm về trà, đặc biệt yêu cầu khắt khe về hương vị.
A. cầu kì
B. giản dị
C. uyên thâm
D. khắt khe
Câu 60:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, thân thiết với nhân dân.
A. tấm gương
B. vĩ nhân
C. toát lên
D. thân thiết
Câu 61:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. tổ quốc
B. giang sơn
C. tổ tiên
D. non nước
Câu 62:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. trắng tinh
B. xanh đậm
C. đỏ ối
D. xanh lục
Câu 63:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. bó củi
B. cây củi
C. cành củi
D. củi đun
Câu 64:
Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc dòng văn hiện thực?
A. Nam Cao
B. Nguyễn Công Hoan
C. Vũ Trọng Phụng
D. Nguyễn Tuân
Câu 65:
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc phong trào thơ mới?
A. Hầu trời
B. Từ ấy
C. Tràng giang
D. Tương tư
Câu 66:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

“Đúng như dự đoán, mọi việc đều diễn ra một cách________”
A. Suôn sẻ.
B. Xuôn sẻ
C. Suông sẻ
D. Xuông sẻ
Câu 67:
Suốt một đời cầm bút, Nam Cao luôn __________ về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi để rồi ông đã tìm được câu trả lời cho mình.
A. trăn trở
B. suy nghĩ
C. ấp ủ
D. mường tượng
Câu 68:
Người đọc khi đến với các tác phẩm văn học có nhiều trạng thái vui buồn khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có thái độ, __________ hoặc vô tư, phóng khoáng khác nhau.
A. ý kiến
B. nhận định
C. định kiến
D. suy nghĩ
Câu 69:
Nhu cầu dinh dưỡng của từng nười không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và _________sinh lý của cơ thể. Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lý để đảm bảo cho cơ thể ____ và phát triển bình thường
A. tình hình/sinh sống
B. trạng thái/sinh sống
C. tình hình/sinh trưởng
D. trạng thái/sinh trưởng
Câu 70:
Văn bản văn học là một __________ thống nhất
A. khối lượng
B. chỉnh thể
C. tập hợp
D. tổ hợp
Câu 71:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.

(Trích "Chiếc thuyền ngoài xa" – Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD năm 2014)

Vì sao khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài?
A. Vì Phùng bị ám ảnh khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình diễn ra ở vùng biển
B. Vì Phùng rất thương người đàn bà.
C. Vì Phùng còn vương vấn vẻ đẹp của buổi sáng miền biển
D. Vì Phùng nhận ra nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống hiện thực
Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi,

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

(Trích đoạn trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Điệp từ
D. Hoán dụ
Câu 73:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên nói đến vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn nào?
A. Văn hóa
B. Lịch sử
C. Địa lý
D. Đời sống
Câu 74:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu nào dưới đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích
A. Đoạn văn diễn tả nạn đói năm 1945.
B. Đoạn văn nói tới tình người trong nạn đói.
C. Đoạn văn nói về cảnh bữa cơm trong nạn đói.
D. Đoạn văn tái hiện tình cảnh nạn đói đồng thời đề cao tinh thần lạc quan của con người.
Câu 75:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Cụm từ “một người” trong đoạn trích trên là dùng để chỉ ai?
A. Chỉ người con gái
B. Chỉ người con trai
C. Chỉ cả người con gái và người con trai
D. Chỉ tác giả
Câu 76:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “giọt nước mắt” trong đoạn trich trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện tâm lý của A Phủ: đau đớn và tủi nhục
B. Là sợi dây kết nối sự đồng cảm trong Mị từ đó khơi dậy sức mạnh tiềm tàng
C. Tô đậm cái khổ của người dân Hồng Ngài dưới ách thống trị của cha con nhà thống lý
D. Khiến Mị chú ý đến A Phủ.
Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên. Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ…Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong”

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của nhân vật Việt?
A. Bản tính trẻ con hiếu thắng
B. Tình yêu gia đình
C. Tình yêu nước
D. Anh hùng kiên cường, không sợ hiểm nguy
Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng Giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Chơi chữ
B. Đảo ngữ
C. Điệp ngữ
D. Hoán dụ
Câu 79:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Ông Trương Ba! (Thấy vẻ nhợt của hồn Trương Ba) Ông có ốm đau gì không? Một tuần nay tôi bị canh giữ chặt quá, không xuống đánh cờ với ông được, nhưng ông đốt hương gọi, đoán là ông có chuyện khẩn, tôi liều mạng xuống ngay. Có việc gì thế? [...] Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi,…”

 (Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2014, tr. 119-120)

Dấu ba chấm trong ngoặc thể hiện quyết định cuối cùng của Trương Ba. Quyết định đó là gì?
A. Nhập vào xác cu Tị
B. Tiếp tục ở trong xác anh hàng thịt
C. Không nhập vào xác của bất kì ai để có thể được siêu thoát
D. Chết đi để được sống mãi mãi.
Câu 80:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.

Ðám cứ đi...

Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

(Trích Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu văn “Đám cứ đi…” có ý nghĩa gì?
A. Cái xấu vẫn cứ ngang nhiên tiếp diễn
B. Nói đến bi kịch của gia đình
C. Sự “dởm đời” trong xã hội thượng lưu.
D. Bút pháp rào phúng của tác giả.
Câu 81:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung đoạn trích trên:
A. Tinh thần yêu nước của tác giả
B. Nhận thức về lý tưởng cách mạng
C. Tâm trạng của người thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng
D. Thể hiện tinh thần lạc quan của người tù chính trị
Câu 82:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Hình ảnh con sóng trong đoạn trích trên là một hình ảnh:
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Câu hỏi tu từ, điệp từ
Câu 83:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn thơ trên muốn nhắc tới vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc mùa nào trong năm
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 84:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.

(Trích Vợ Nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Vì sao trong hoàn cảnh nạn đói thê thảm ấy tràng lại quyết định “nhặt vợ”:
A. Vì anh có khát vọng hạnh phúc gia đình mãnh liệt. Khát vọng ấy khiến anh vượt qua hoàn cảnh
B. Vì Tràng xấu xí, thô kệch lại là người dân xóm ngụ cư vì thế nên không lấy được vợ. Anh phải thừa lúc nạn đói để lấy vợ
C. Vì lỡ hứa với thị
D. Vì thấy thương thị
Câu 85:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Trích đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1)

 Tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?
A. Đây là tiếng chửi của một thằng lưu manh trong những cơn say triền miên
B. Đây là tiếng chửi của một con người bị cự tuyệt quyền làm người
C. Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp của Chí Phèo
D. Tiếng chửi thể hiện sự uất hận trong Chí Phèo
Câu 86:
Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ năm 1885 là chính đảng của
A. giai cấp vô sản.
B. giai cấp tư sản.
C. tầng lớp quý tộc mới.
D. giai cấp phong kiến.
Câu 87:
Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven (Roosevelt) đã thực hiện biện pháp:
A. Thi hành Chính sách kinh tế mới.
B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
C. Xâm lược mở rộng thuộc địa.
D. Thi hành Chính sách mới.
Câu 88:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946 – 1949)?
A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Đưa nước Trung Hoa bước vào ki nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Câu 89:
Nội dung căn bản nhất trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX là
A. sự đối đầu căng thẳng, đinh cao là Chiến tranh lạnh.
B. chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa li khai bùng phát.
C. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
D. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.
Câu 90:
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?
A. Chiến lược tăng tốc.
B. Chiến lược phòng ngự.
C. Chiến lược phòng thủ.
D. Chiến lược toàn cầu.
Câu 91:
Sự kiện nào đã đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
B. Gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).
C. Đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920).
D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920).
Câu 92:
Tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành
A. Vệ quốc đoàn.
B. Cứu quốc quân.
C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Câu 93:
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thể đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh?
A. Do Mỹ lo ngại trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Do Liên Xô lo ngại âm mưu và tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Vì Mĩ và Liên Xô nằm ở hai cực đối lập nhau trong trật tự thế giới mới.
D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
Câu 94:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1- 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây :

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 - 1 - 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187

Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là
A. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.
B. các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày.
D. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.
Câu 95:
Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.
B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ.
C. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.
D. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền.
Câu 96:
Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Có rất nhiều núi lửa và đảo.
B. Nhiều đồng bằng châu thổ.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh.
D. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
Câu 97:
Xu hướng thay đổi lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì trong những năm gần đây là
A. Giảm khu vực Đông Nam, mở rộng sang vùng phía Tây.
B. Mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương.
C. Tăng khu vực Đông Bắc và ven Thái Bình Dương.
D. Phát triển công nghiệp ở vùng Trung tâm, giảm khu vực Đông Bắc
Câu 98:
Mục đích chính của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta là
A. nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
B. để tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa
C. do vùng biển ngoài khơi có trữ lượng hải sản rất lớn, cần khai thác triệt để.
D. do nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết, cần mở rộng phạm vi đánh bắt.
Câu 99:
Nhân tố nào sau đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
C. Sự phong phú và phân hóa đa dạng của các nhóm đất.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.
Câu 100:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉ trọng dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)
A. 27,4 và 72,6.
B. 72,6 và 27,4
C. 28,1 và 71,9
D. 71,9 và 28,1
Câu 101:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất (ảnh 1)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Miền
C. Kết hợp.
D. Đường.
Câu 102:
Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, công nghiệp nước ta cần phải
A. đầu tư theo chiều sâu.
B. tăng tỷ trọng ngành khai thác.
C. mở rộng thị trường.
D. đầu tư theo chiều rộng.
Câu 103:
Trở ngại lớn nhất về tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta hiện nay
A. hoạt động của các lễ hội ngày càng bị thu hẹp
B. các làng nghề truyền thống bị mai một, không được khôi phục
C. sự xuống cấp của các khu di tích
D. số lượng ít, đơn điệu
Câu 104:
Nhận định nào sau đây đúng về dân cư nước ta hiện nay?
A. Phân bố rất hợp lí giữa các vùng.
B. Phân bố thưa thớt ở các đồng bằng
C. Tập trung đông ở các vùng miền núi
D. Dân nông thôn nhiều hơn đô thị.
Câu 105:
Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật
B. Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu
C. Quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới
D. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí
Câu 106:

Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:

Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt (ảnh 1)

A. Đồ thị 1
B. Đồ thị 2
C. Đồ thị 3
D. Đồ thị 4
Câu 107:
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều
Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều (ảnh 1)
A. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
B. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
C. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Câu 108:

Trong sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,60 và phần vỏ bọc có chiết suất n0=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình bên). Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây?

Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì giá trị lớn nhất (ảnh 1)

A. 45°

B. 33°

C. 49°

D. 38°

Câu 109:

Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ, Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?

Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm (ảnh 1)
A. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa với cùng chu kì.
B. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động tắt dần cùng chu kì với chất điểm còn lại.
C. Hai chất điểm đều thực hiện dao động điều hòa và cùng pha ban đầu.
D. Đồ thị (1) biểu diễn chất điểm dao động cưỡng bức với tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của chất điểm còn lại.
Câu 110:

Động năng dao động của một con lắc lò xo được mô tả theo thế năng dao động của nó bằng đồ thị như hình vẽ. Cho biết khối lượng của vật bằng 100g, vật dao động giữa hai vị trí cách nhau 8cm. Tần số góc của dao động

Tần số góc của dao động (ảnh 1)

A. 53 rad/s.

 

B. 5 rad/s.
C. 52 rad/s.
D. 2,5 rad/s.
Câu 111:
Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55μm; 0,43μm; 0,42μm; 0,3μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.1019 photon. Lấy h=6,625.1034J.s; c=3.108 m/s. Khi chiếu sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 112:
Mạch chọn sóng của bộ phận thu sóng của một máy bộ đàm gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1μH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 0,115pF đến 0,158pF. Bộ đàm này có thể thu được sóng điện từ có tần số trong khoảng:
A. từ 100MHz đến 170MHz
B. từ 170MHz đến 400MHz
C. từ 400MHz đến 470MHz
D. từ 470MHz đến 600MHz
Câu 113:
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân 1mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D+ΔD hoặc DΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 2i và i. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D+3ΔD thì khoảng vân trên màn là:
A. 3 mm.
B. 4 mm.
C. 2,5 mm.
D. 2 mm.
Câu 114:

Trên hình là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của năng lượng liên kết riêng (trục tung, theo đơn vị MeV/nuclôn) theo số khối (trục hoành) của các hạt nhân nguyên tử. Phát biểu nào sau đây đúng?

Phát biểu nào sau đây đúng (ảnh 1)
A. Hạt nhân 238U bền vững nhất.
B. Hạt nhân 35Cl bền vững hơn hạt nhân 56Fe.
C. Hạt nhân 6Li bền vững nhất.
D. Hạt nhân 62Ni bền vững nhất.
Câu 115:
Đốt cháy 12,7 gam hỗn hợp X gồm C4H4, C2H2, C3H6 và H2 cần dùng 1,335 mol O2. Mặt khác, nung nóng 12,7 gam X có mặt Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với He bằng 127/12. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 23,98 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình được làm no hoàn toàn cần dùng 0,11 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp khí Z có thể tích là 4,032 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của C2H2 có trong Y là
A. 12,28%.
B. 10,24%.
C. 8,19%.
D. 16,38%.
Câu 116:
Làm lạnh 160 gam dung dịch bão hòa muối RSO4 30% xuống tới nhiệt độ  thì thấy có 28,552 gam tinh thể RSO4.nH2O tách ra. Biết độ tan của RSO4  là 35 gam. Xác định công thức của tinh thể RSO4.nH2O biết R là kim loại; n là số nguyên và 5<n<9.
A. FeSO4.7H2O.
B. MgSO4.7H2O.
C. CuSO4.5H2O.
D. ZnSO4.2H2O.
Câu 117:

Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25,00 ml dung dịch H2C2O4 0,05M (dùng phenolphtalein làm chỉ thị). Khi chuẩn độ dùng hết 46,50 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là

A. 0,027M.
B. 0,025M.
C. 0,054M.
D. 0,017M.
Câu 118:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

A. 12,0.
B. 16,0.
C. 13,8.
D. 13,1.
Câu 119:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: (ảnh 1)

Trong số các dung dịch sau: Na2CO3, Ca(HCO3)2, NH4HCO3, CuSO4. Có mấy dung dịch thỏa mãn tính chất của dung dịch X?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 0

Câu 120:

Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 121:

Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam muối nitrat của kim loại có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và hỗn hợp khí X. Hòa tan hỗn hợp khí X trong 3 lít nước thu được dung dịch axit có . Công thức hóa học của muối là

A. Cu(NO3)2.
B. Mg(NO3)2.
C. Pb(NO3)2.
D. Ba(NO3)2.
Câu 122:

Cho các nhận xét sau:

(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.

(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.

(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.

(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH-.

Số nhận xét đúng là?

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 123:

Trong phản ứng tổng hợp amoniac N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ∆H < 0. Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp cần phải

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

C. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.

D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 124:

Cho 5,94 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với một lượng dư Na thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ T thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 40,40%.
B. 40,33%.
C. 40,36%.

D. 40,53%.

Câu 125:

Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?

A. Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.

B. Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.

C. Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.

D. Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.

Câu 126:

Khi so sánh phản ứng hướng sáng của cây với vận động nở hoa của cây, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường.

B. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.

C. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau.

D. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.

Câu 127:

Loại hormone nào liên quan tới sự đóng mở khí khổng ?

A. Auxin
B. Xitokinin
C. AAB
D. Giberilin
Câu 128:

Cơ sở tế bào học đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

A. quá trình giảm phân và thụ tinh

B. quá trình nguyên phân và giảm phân.

C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi.

D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.

Câu 129:

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit

A. A liên kết với U; G liên kết với X.

B. A liên kết với T; G liên kết với X.

C. A liên kết với X; G liên kết với T.

D. A liên kết với U; T liên kết với X.

Câu 130:

Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,2 AA: 0,8Aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là

A. 0,4
B. 0,8
C. 0,2
D. 0,6
Câu 131:

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

A. nhân bản vô tính.

B. gây đột biến bằng cônsixin.

C. lai giữa các giống.

D. nuôi cấy mô, tế bào sinh dưỡng.

Câu 132:

Đâu không phải là cặp cơ quan tương đồng?

A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

B. Gai xương rồng và lá cây lúa.

C. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
D. Gai xương rồng và gai của hoa hồng.
Câu 133:

Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. 42°C là giới hạn dưới.

B. 42°C là giới hạn trên.

C. 42°C là điểm gây chết.
D. 5,6°C là điểm gây chết.