Trắc nghiệm Alat Địa lý Việt Nam: Địa lý ngành Nông nghiệp (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta năm 2007 là:
A. Gia Lai, Tây Ninh.
B. Lâm Đồng, Kon Tum.
C. Bình Phước, Đăk Lăk.
D. Bình Dương, Bà Rịa-Vũng tàu
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Thuận.
B. Gia Lai.
C. Lâm Đồng.
D. Đắc Lăk.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành thủy sản nước ta?
A. Sản lượng thủy sản khai thác giảm nhẹ.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có sản lượng khai thác lớn thứ 2 cả nước năm 2007.
C. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất cả nước năm 2007.
Căn cứ vào trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007?
A. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng gấp gần 1,6 lần.
B. Tỉ trọng gia cầm có xu hướng giảm khá nhanh.
C. Tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt thấp và ít biến động.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng khoảng bao nhiêu lần?
A. 2,0 lần.
B. 1,1 lần.
C. 1,4 lần.
D. 1,7 lần.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là:
A. Diện tích giảm, sản lượng giảm
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng.
C. Diện tích tăng, sản lượng giảm.
D. Diện tích giảm, sản lượng tăng.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác thủy sản là
A. Cà Mau, Ninh Thuận, Quảng Nam và Thanh Hóa.
B. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
C. Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên và Quảng Ninh.
D. Bình Thuận, Bến Tre, Nghệ An và Quảng Bình.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất của nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giống nhau về chuyên môn hóa sản xuất các loại vật nuôi nào sau đây?
A. Lợn, gia cầm.
B. Trâu, bò.
C. Bò, gia cầm.
D. Bò, lợn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Ngãi.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại:
A. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên, TD&MN Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, TD&MN Bắc Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:
A. An Giang, Kiên Giang.
B. An Giang, Long An.
C. Kiên Giang, Đồng Tháp.
D. Kiên Giang, Long An.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào không có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70%?
A. Lạng Sơn.
B. Thái Nguyên.
C. Bắc Cạn.
D. Tuyên Quang.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng.
B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
C. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình.
D. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 19, tỉnh nào có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp với tổng diện tích gieo trồng trên 50%?
A. Đắk Lắk.
B. Kon Tum.
C. Ninh Thuận.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 40 đến 60% năm 2007?
A. Hà Giang, Quảng Trị, Bắc Giang, Gia Lai.
B. Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đăk Lăk.
C. Sơn La, Yên Bái, Bình Phước, Hòa Bình.
D. Phú Thọ, Nghệ An, Khánh Hòa, Lào Cai.
Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu cả nước?
A. An Giang, Kiên Giang.
B. Kiên Giang, Đồng Tháp.
C. Thanh Hóa, Thái Bình.
D. Thái Bình, Sóc Trăng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bao nhiêu tỉ đồng trong giai đoạn 2000 - 2007?
A. 63.757,9.
B. 73.757,9.
C. 62.757,9.
D. 72.757,9.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn hơn cả?
A. Thanh Hóa.
B. Bạc Liêu.
C. Bình Thuận.
D. Vĩnh Phúc.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.