Trắc nghiệm Áp suất có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: 

A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép 

B. Đơn vị của áp suất là N/m

C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép 

D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực 

Câu 2:

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước? 

A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt 

B. Mặt trên 

C. Mặt dưới 

D. Các mặt bên 

Câu 3:

Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? 

A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. 

B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. 

C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. 

D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. 

Câu 4:

Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào? 

A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. 

B. Giảm diện tích bị ép. 

C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. 

D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. 

Câu 5:

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

A. N/m2

B. Pa

C. N/m3

D. kPa 

Câu 6:

Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?

Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 (ảnh 1)

A. Tại vị trí 1. 

B. Tại vị trí 2. 

C. Tại vị trí 3. 

D. Tại ba vị trí áp lực như nhau. 

Câu 7:

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: 

A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất 

B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất 

C. để tăng áp suất lên mặt đất 

D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất 

Câu 8:

Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?

A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn

B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn

C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn

D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được

Câu 9:

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. 

B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. 

C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người. 

D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn. 

Câu 10:

Vật thứ nhất có khối lượng m­­1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

A. p1 = p2

B. p1 = 2p2

C. 2p1 = p2

D. Không so sánh được.