Trắc nghiệm Áp suất khí quyển có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Càng lên cao áp suất không khí …….. 

A. Càng tăng. 

B. Càng giảm. 

C. Không thay đổi. 

D. Có thể vừa tăng, vừa giảm. 

Câu 2:

Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

A. 76 N/m2

B. 760 N/m2

C. 103360 N/m2

D. 10336000 N/m

Câu 3:

Trong phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là sai? 

A. 760mmHg = 103360 N/m

B. 750mmHg = 10336 N/m

C. 100640 N/m2 = 74cmHg 

D. 700 mmHg = 95200 N/m

Câu 4:

Đổ nước đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín bằng tờ bìa không thấm nước, lộn ngược lại thì nước không chảy ra. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào?

A. Áp suất của chất lỏng. 

B. Áp suất của chất khí. 

C. Áp suất khí quyển. 

D. Áp suất cơ học. 

Câu 5:

Thí nghiệm Ghê – Rich: Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Thí nghiệm này giúp chúng ta:

A. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển 

B. Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển 

C. Thấy được sự giàu có của Ghê – Rích 

D. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng 

Câu 6:

Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = dh là do: 

A. Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí 

B. Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao 

C. Công thức p=dhp=dh dùng để tính áp suất của chất lỏng 

D. A và B đúng 

Câu 7:

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất 

A. Tại đỉnh núi 

B. Tại chân núi 

C. Tại đáy hầm mỏ 

D. Trên bãi biển 

Câu 8:

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất

A. Tại đỉnh núi 

B. Tại chân núi 

C. Tại đáy hầm mỏ 

D. Trên bãi biển 

Câu 9:

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm: 

A. Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm 

B. Vì mật độ khí quyển càng giảm 

C. Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm 

D. Cả A, B, C 

Câu 10:

Kết luận nào sau đây ĐÚNG:

A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm

B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì mật độ khí quyển càng giảm

C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm

D. Tất cả đáp án trên