Trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong diện tích lãnh thổ nước ta, đồi núi chiếm

A. 1/4.

B. 3/4

C. 4/5.

D. 5/6.

Câu 2:

Trong diện tích cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chiếm

A. 65%.

B. 75%.

C. 85%

D. 95%.

Câu 3:

Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm:

A. 1%.

B. 2%

C. 3%.

D. 4%.

Câu 4:

Đặc điểm nào sau đây không đúng vói cấu trúc địa hình Việt Nam?

A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.

B. Có sự phân bậc theo độ cao.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn

Câu 5:

Địa hình nước ta có hai hướng chính là

A. đông bắc - tây nam và vòng cung.

B. đông nam - tây bắc và vòng cung.

C. tây bắc - đông nam và vòng cung.

D. tây nam - đông bắc và vòng cung.

Câu 6:

Tây bắc – đông nam là hướng chính của

A. dãy núi Nam Trung Bộ.

B. các dãy núi Đông Bắc.

C. các dãy núi Tây Bắc.

D. Câu A và C đúng

Câu 7:

Vòng cung là hướng chính của

A. dãy Hoàng Liên Sơn

B. các dãy núi Đông Bắc.

C. khối núi cực Nam Trung Bộ.

D. dãy Trường Sơn Bắc.

Câu 8:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

D. Bên cạnh núi, còn có đồi

Câu 9:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hoá đa dạng?

A. Có núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng.

B. Có vịnh, vụng biển, đầm phá, mũi đất.

C. Có nhiều vùng núi, đồi và các đồng bằng.

D. Có đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.

Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

C. Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn.

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 11:

Nước ta có 4 vùng núi là

A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng bán bình nguvên.

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam, vùng đồi trung du.

D. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, vùng đồi trung du

Câu 12:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

B. có địa hình cao nhất nước ta.

C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam.

D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên

Câu 13:

Điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Nằm ở phía tây của thung lũng sông Hồng.

B. Có 4 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp

Câu 14:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên.

B. có bốn cánh cung lớn.

C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

D. địa hình thấp và hẹp ngang

Câu 15:

Điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?

A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

B. Núi cao nhất nước ta.

C. Có ba dải địa hình hướng tây bắc - đông nam.

D. Có các cao nguyên badan

Câu 16:

Ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc là:

A. Hoàng Liên Sơn, núi dọc biên giới Việt - Lào, các sơn nguyên và cao nguyên.

B. Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, núi dọc biên giới Việt - Lào.

C. Núi dọc biên giới Việt - Lào, Phan-xi-păng, các sơn nguyên và cao nguyên.

D. Các sơn nguyên và cao nguyên, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng

Câu 17:

Địa hình núi cao nhất ở Tây Bắc nằm ở

A. Hoàng Liên Sơn.

B. biên giới Việt - Lào.

C. biên giới Việt - Trung.

D. các sơn nguyên đá vôi

Câu 18:

Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?

A. Ở từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

B. Ở giữa nhô cao, hai đầu hạ thấp.

C. Hướng tây bắc - đông nam.

D. Thấp và hẹp ngang

Câu 19:

Trường Sơn Nam gồm

A. các khối núi và cao nguyên.

B. các khối núi và sơn nguyên.

C. các khối núi và bán bình nguyên.

D. các khối núi và bán bình nguyên xen đồi

Câu 20:

Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoải.

B. Khối núi ở hai đầu nâng cao, đồ sộ.

C. Có các cao nguyên badan tương đối bàng phẳng.

D. Địa hình không có sự phân bậc

Câu 21:

Đặc điểm khác biệt của Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là:

A. địa hình cao hơn

B. hai sườn núi ít bất đối xứng hơn.

C. sườn núi dốc hơn.

D. có nhiều đỉnh núi hơn

Câu 22:

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi đều

A. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

B. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

C. không được nâng ỉên trong vận động Tân kiến tạo.

D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

Câu 23:

Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu ià đặc điểm của vùng núi

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Trường Sơn Bắc

Câu 24:

Ranh giới của vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Dãy Hoành Sơn.

B. Dãy Bạch Mã.

C. Khối núi Kon Tum.

D. Đỉnh núi Ngọc Lĩnh

Câu 25:

Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Cao nguyên badan.

B. Bán bình nguyên xen đồi.

C. Núi cao.

D. Sơn nguyên đá vôi.

Câu 26:

Kiểu địa hình nào sau đây không phổ biến ở vùng núi Tây Bắc?

A. Cao nguyên badan.

B. Sơn nguyên đá vôi.

C. Núi cao.

D. Đồng bằng giữa núi

Câu 27:

Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên bậc thang là

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 28:

Vùng núi cao nhất nước ta là

A. Đông Bắc.

B. Tây Bấc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 29:

Vùng núi gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng đông bắc - tây nam là:

A. Trường Sơn Nam.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc

D. Đông Bắc.

Câu 30:

Vùng núi nổi bật với 4 cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) là:

A. Tây Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 31:

Địa hình nào sau đây không thuộc vào vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Khối núi Kon Tum.

B. Khối núi cực Nam Trung Bộ.

C. Dãy núi Bạch Mã.

D. Các cao nguyên xếp tầng

Câu 32:

Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi

A. hướng của các mảng nền cổ.

B. cường độ của vận động nâng lên.

C. vị trí địa lí của nước ta.

D. hình dạng lãnh thổ đất nước

Câu 33:

Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc - đông nam điển hình là

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Tây Bắc.

D. Trường Sơn Bắc

Câu 34:

Đặc điểm chung của vùng đồi núi Bắc Trường Sơn là

A. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.

B. có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông.

C. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc - đông nam.

D. gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan

Câu 35:

Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và phía tây của

A. đồng bằng duyên hải miền Trung.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. các đồng bằng giữa núi.

Câu 36:

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là

A. sơn nguyên.

B. bán bình nguyên

C. cao nguyên.

D. núi thấp

Câu 37:

Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

A. Đông Bắc.

B. Ven rìa đồng bằng sông Hồng.

C. phía tây đồng bằng duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 38:

Điểm nào sau đây không đúng với bán bình nguyên Đông Nam Bộ?

A. Có các bậc thềm phù sa cổ.

B. Có các bề mặt phủ badan.

C. Độ cao khoảng 100 - 200m.

D. Có nhiều núi cao

Câu 39:

Biểu hiện chứng tỏ địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là:

A. hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến ở nhiều nơi do cường độ phong hóa diễn ra mạnh mẽ.

B. hướng núi tây bắc - đông nam thẳng góc với gió tây nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió.

C. một số dãy núi ở cực Nam Trung Bộ hướng đông bắc - tây nam, song song với hướng gió, làm mưa ít.

D. các đồng bằng giữa núi và mặt bằng trên núi có nhiều ở Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Nam.

Câu 40:

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là

A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.