Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 10 có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng:

 

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.

Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là Tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu - tức niềm hạnh phúc, an vui (14001407), thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Trong hồ sơ di sản thế giới, thành nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Kiến trúc của Thành nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất. Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

Cùng với việc xây dựng hồ sơ khoa học đề cử UNESCO, tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý Di sản Thành nhà Hồ với tầm nhìn dài hạn trong 30 năm (từ năm 2010 đến năm 2040).

 

Thành nhà Hồ do ai xây dựng, xây dựng vào năm nào, xây dựng ở đâu? 

A. Hồ Quý Ly – 1379 – Thanh Hóa

B. Trần Thuận Tông - 1397 – Thăng Long

C. Hồ Quý Ly - 1400 – huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

D. Hồ Quý Ly - 3 tháng đầu năm 1397 – huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Câu 2:
Kiến trúc Thành nhà Hồ được miêu tả qua chi tiết nào? 

A. Là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai.

B. Phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất.

C. Khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

D. A và B đều đúng.

Câu 3:
Tại sao đất nước lại đổi tên thành Đại Ngu?
A. Vì Trần Thuận Tông khi dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa đã đổi tên nước.
B. Vì Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông dời đô về Thanh Hóa, Hồ Quý Ly lên ngôi vua và đổi tên nước thành Đại Ngu.

C. Vì Đại Ngu có ý nghĩa là: niềm hạnh phúc, an vui

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 4:
Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ “vàng rực” ?

A. Vàng tươi, vàng mượt, vàng bạc.

B. Vàng tươi, vàng ròng, vàng mượt.

C. Vàng óng, vàng tươi, vàng mượt.

D. Vàng tươi, vàng chói, vàng vàng.

Câu 5:
Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ đồng âm?

A. cây / phổi

B. bức tranh / tranh nhau

C. chân đi dép / chân đồi

D. họa sĩ / phác họa

Câu 6:
Những từ đồng nghĩa với “kinh đô” là ?

A. Đế đô, đế kinh, kinh kì, kinh thành.

B. Đế đô, đế kinh, đất nước, kinh thành.

C. Kinh kì, đô thành, di sản văn hóa, kinh thành.

D. Đế quốc, đế đô, đế kinh, kinh kì.

Câu 7:
Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa?

A. cánh đồng / pho tượng đồng

B. con đường/ cân đường trắng

C. cái mũi / mũi thuyền

D. hòn đá / đá bóng