Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 28 có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đọc thầm và làm bài tập:
Người trồng ngô
Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? – Phóng viên hỏi.
- Anh không biết sao? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.
(Theo Báo Điện tử)
Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?
A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang.
B. Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang.
C. Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang.
D. Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang.
A. Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết.
B. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được.
C. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt.
D. Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ.
Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất?
A. Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt.
B. Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao.
C. Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống.
D. Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao.
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao.
B. Con người phải biết thông cảm với những người khác.
C. Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc.
D. Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.
Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
A. Ngọn núi cao ngất trời. / Trồng được những cây ngô có năng suất cao.
B. Anh không biết sao? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
C. Giống ngô của bác rất tốt. / Cách trồng ngô của bác không giống ai.
D. Bác nông dân trồng ngô. / Mẹ em đang bác trứng.
Câu “Tại/ vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân/ trồng / được / những/ cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
A. 4 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
B. 5 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
C. 6 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
Câu “Tại/ vùng / trang trại/xa xôi /, có / một / bác / nông dân/ trồng / được những/ cây / ngô / rất tốt.” có mấy danh từ?
A. 2 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
B. 3 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
C. 4 danh từ. Đó là các từ:……………………………………………………………
A. Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất.
B. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô.
C. Một phóng viên phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
D. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc.
Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?
B. Nối bằng một quan hệ từ.
D. Nối bằng dấu phẩy và 1 quan hệ từ.
A. Người phóng viên.
B. Người phóng viên phỏng vấn.
C. Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân.
D. Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó.