Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 2: Những vấn đề toàn cầu và khu vực có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hoá kinh tế còn có những mặt tiêu cực là

A. cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia, lãnh thổ.
B. nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng.  
C. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.   
D. các nước và lãnh thổ phụ thuộc nhau nhiều hơn.
Câu 2:

Toàn cầu hóa không phải là

A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.  
B. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.  
C. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học - công nghệ.      
D. quá trình liên kết giữa các quốc gia để kiểm soát sự gia tăng dân số sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3:

Hệ quả của toàn cầu hóa không phải là

A. tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  
B. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.  
C. làm sụt giảm GDP của một số quốc gia.   
D. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Câu 4:

Biểu hiện của xu hướng toàn cầu không phải là

A. thị trường tài chính quốc tế giảm.   
B. thương mại thế giới rất phát triển.     
C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh. 
D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 5:

Toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu hướng tất yếu, dẫn đến

A. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.    
B. sự liên kết giữa các nước đang phát triển với nhau.  
C. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.    
D. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế được giảm đáng kể.
Câu 6:

Mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế không phải là

A. tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hoá giữa các nước.  
B. đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ.  
C. thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.  
D. làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trên thế giới.
Câu 7:

Các hoạt động nào sau đây đang có sức hút lớn đầu tư nước ngoài?

A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.   
B. Du lịch, nông nghiệp sạch, y tế.    
C. Nông nghiệp, giáo dục, thể thao.      
D. Văn hoá, khoa học, giáo dục.
Câu 8:

Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là

A. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.  
B. vai trò của tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.  
C. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.  
D. các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
Câu 9:

Biểu hiện của việc tăng cường đầu tư nước ngoài là

A. vai trò của tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn.  
B. các công ty xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.  
C. mạng lưới liên kết tài chính phủ kín toàn cầu.     
D. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
Câu 10:

Toàn cầu hoá không có đặc trưng sau

A. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.  
B. các quốc gia và lãnh thổ có sự thống nhất cao về chính trị.  
C. thương mại thế giới phát triển mạnh.   
D. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Câu 11:

Biểu hiện về vai trò của các công ty xuyên quốc gia là

A. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.  
B. vai trò của tổ chức Thương mại Thế giới ngày càng lớn
C. mạng lưới liên kết tài chính phủ kín toàn cầu
D. phạm vi và các lĩnh vực mà các công ty xuyên quốc gia hoạt động ngày càng đa dạng, rộng lớn.
Câu 12:

Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hoá là

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 
B. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.          
C. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo. 
D. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển.
Câu 13:

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không phải dựa trên cơ sở

A. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.  
B. những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.      
C. những quốc gia có tương đồng về văn hóa, xã hội.  
D. các đảng cầm quyền có chung mục tiêu, lí tưởng.
Câu 14:

Tổ chức chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới là

A. Tổ chức thương mại thế giới.   
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.       
C. Thị trường chung Nam Mĩ.   
D. Liên minh châu Âu.
Câu 15:

Tổ chức liên kết kinh tế có GDP lớn nhất hiện nay là

A. Liên minh châu Âu (EU).     
B. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).  
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).    
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 16:

Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là

A. nắm trong tay diện tích rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.     
B. nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.   
C. nắm trong tay số nhân công rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.   
D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và thao túng nền chính trị toàn cầu.
Câu 17:

Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.   
B. Ngân hàng châu Âu, Ngân hàng Thế giới.       
C. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu. 
D. Ngân hàng châu Á, Quỹ tiền tệ quốc tế.
Câu 18:

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây hiện nay có số dân đông nhất?

A. Liên minh châu Âu (EU).         
B. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).   
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).    
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 19:

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường được thành lập bởi các quốc gia có

A. quy mô dân số khá giống nhau.  
B. chung mục tiêu và lợi ích phát triển.     
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội đồng đều. 
D. sự tương đồng về địa lí, văn hóa - xã hội.
Câu 20:

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà Việt Nam đã tham gia là

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.  
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.     
C. Liên minh châu Âu.  
D. Thị trường chung Nam Mĩ.
Câu 21:

NAFTA là tổ chức

A. Liên minh châu Âu.    
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.  
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 22:

EU là tổ chức

A. Liên minh châu Âu
B. Thị trường chung Nam Mĩ.   
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.      
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số thế giới hiện nay?

A. Các nước phát triển thường có tỉ lệ người trên độ tuổi lao động cao.   
B. Đa số các nước phát triển có tốc độ gia tăng dân số cao.  
C. Một số nước đang phát triển còn có hiện tượng bùng nổ dân số.  
D. Nhiều nước đang phát triển có tỉ suất tăng dân số tự nhiên giảm.
Câu 24:

Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

A. ở hầu hết các quốc gia.  
B. chủ yếu ở châu Phi và châu Mĩ La tinh.     
C. chủ yếu ở các nước phát triển.
D. chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Câu 25:

Các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng

A. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới.  
B. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới.  
C. 70% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới.  
D. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới.
Câu 26:

Dân số thế giới tăng nhanh đã làm cho

A. giáo dục và y tế được phát triển.     
B. chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.  
C. kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh.      
D. tài nguyên suy giảm và môi trường ô nhiễm.
Câu 27:

Các nước phát triển phân biệt với các nước đang phát triển ở

A. gia tăng tự nhiên dân số rất thấp  
B. tuổi thọ thấp, tỉ suất tử cao.
C. cơ cấu dân số trẻ, lao động đông. 
D. tốc độ tăng dân số hàng năm cao.
Câu 28:

Một trong những biểu hiện già hóa của dân số thế giới là

A. nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới.  
B. tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ngày càng cao.
C. số người trong độ tuổi lao động lớn. 
D. tỉ lệ người trên tuổi lao động ngày càng nhiều.
Câu 29:

Biểu hiện rõ rệt của già hoá dân số là

A. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.    
B. tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ngày càng thấp.               
C. tuổi thọ của dân số ngày càng tăng.  
D. tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp.
Câu 30:

Dân số già hóa sẽ làm gia tăng

A. chi phí giáo dục - đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp.  
B. áp lực lên vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.  
C. chi phí phúc lợi xã hội.
D. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
Câu 31:

Cơ cấu dân số trẻ không gây ra hậu quả

A. thất nghiệp, thiếu việc làm.     
B. tăng chi phí phúc lợi xã hội. 
C. tăng phí giáo dục - đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp.  
D. tăng áp lực lên vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Câu 32:

Hiện tượng già hóa dân số biểu hiện ở các nước phát triển không phải là

A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số rất thấp.       
B. tỉ lệ người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng.  
C. tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi gần đây lại có chiều hướng tăng cao.  
D. tỉ lệ tử không tăng, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhiều.
Câu 33:

Cơ cấu dân số trẻ gây ra hậu quả tiêu cực là

A. chi phí về phúc lợi xã hội lớn.    
B. tạo nguồn lao động dồi dào.    
C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn.   
D. gây áp lực lớn về giải quyết việc làm.
Câu 34:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên là việc tăng

A. khói bụi.
B. khí . 
C. khí nitơ.  
D. hơi nước.
Câu 35:

Ở nước ta, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.   
B. Đồng bằng sông Hồng.  
C. Đông Nam Bộ.  
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 36:

Giải pháp chủ yếu để hạn chế sự biến đổi khí hậu là

A. giảm phát thải khí . 
B. bảo vệ tốt môi trường. 
C. giảm khai thác tài nguyên. 
D. kiểm soát sự gia tăng dân số cho phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Câu 37:

Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do

A. các sự cố đắm tàu, tràn dầu trên sông biển.    
B. quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.  
C. hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp gia tăng.  
D. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển.
Câu 38:

Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu Trái Đất hiện nay là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.   
B. xuất hiện nhiều động đất.   
C. băng ở vùng cực ngày càng dày.     
D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi.
Câu 39:

Khi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các nước trên thế giới, chúng ta mới giải quyết được vấn đề

A. sử dụng nguồn nước.  
B. khai thác tài nguyên biển.        
C. biến đổi khí hậu.
D. ô nhiễm môi trường.
Câu 40:

Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là

A. cháy rừng. 
B. ô nhiễm môi trường.   
C. Trái Đất nóng dần lên.  
D. con người khai thác quá mức.
Câu 41:

Nguyên nhân chủ yếu làm nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới hiện bị ô nhiễm nặng nề là

A. nước xả thải từ các công trình thủy điện.  
B. khai thác và vận chuyển dầu mỏ.     
C. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí.
D. chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 42:

Hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học là

A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng.      
B. động đất, núi lửa ngày càng nhiều.    
C. nước biển ngày càng dâng cao, bão ngày càng nhiều.  
D. mất đi nhiều loài sinh vật, các nguồn gen quý hiếm.
Câu 43:

Biểu hiện rõ nhất của thương mại thế giới phát triển đối với nước ta là

A. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.  
B. năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.       
C. Việt Nam là thành viên của APEC.    
D. Việt Nam có thể tham gia vào tất cả các diễn đàn, tổ chức kinh tế thế giới.
Câu 44:

Vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là

A. xung đột sắc tộc.
B. buôn bán vũ khí.  
C. các vụ khủng bố.   
D. xung đột tôn giáo.
Câu 45:

Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng là

A. các vụ cháy rừng.   
B. khai thác quá mức. 
C. các vụ động đất, núi lửa gia tăng. 
D. nhiều thiên tai như bão, hạn hán, sạt lở đất đá, sương muối, sương giá, tình trạng xâm nhập mặn...
Câu 46:

Vấn đề đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu để giải quyết là

A. ổn định hoà bình thế giới.  
B. ổn định dân số thế giới.   
C. sử dụng hợp lí tài nguyên.     
D. khai thác hiệu quả tài nguyên biển.
Câu 47:

Các ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh quốc tế lớn trong toàn cầu hóa hiện nay là

A. điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hoá dầu, cơ khí.  
B. điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hoá dầu, hàng không vũ trụ.      
C. điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hoá dầu, luyện kim, hóa chất. 
D. điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng không vũ trụ.
Câu 48:

Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên toàn cầu không tạo điều kiện cho

A. thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa phát triển. 
B. các ngành sản xuất trong nước được bảo hộ, duy trì.  
C. mở rộng thương mại và đầu tư tài chính.   
D. sự chuyển dịch vốn, công nghệ, lao động.
Câu 49:

Toàn cầu hoá cũng làm cho nước ta

A. phụ thuộc vào các nước phát triển hơn.   
B. phụ thuộc vào thiên nhiên sâu sắc hơn.   
C. phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển hơn.  
D. phải tạo ra sự cạnh tranh giữa các vùng miền trên cả nước mạnh hơn.
Câu 50:

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như

A. điện tử, năng lượng nguyên tử, cơ khí, công nghệ hóa dầu.  
B. cơ giới hóa, tự động hóa, hóa học hóa, hàng không vũ trụ.  
C. điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, hàng không - vũ trụ.      
D. năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, vật liệu xây dựng, luyện kim.
Câu 51:

Một trong những ảnh hưởng đến nước ta khi toàn cầu hoá phát triển là

A. các nguồn tài nguyên bị khai thác nhiều hơn.    
B. thu hút được vốn, công nghệ và mở rộng thị trường.  
C. người dân di cư tự do ra nước ngoài thuận lợi hơn.  
D. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ được giải quyết.