Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 5: Liên minh Châu Âu (EU) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cộng đồng châu Âu (EC) được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) vào năm

A. 1951.  
B. 1967.  
C. 1957. 
D. 1993.
Câu 2:

Sau sự kiện Brexit (2016), nước nào sao đây sẽ rời khỏi EU?

A. Pháp. 
B. Anh.
C. Đức.
D. Hà Lan.
Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.  
B. Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.  
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 4:

Phát biểu nào sau đây không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?

A. Quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế ở các nước thành viên. 
B. Sự phát triển của EU luôn gắn với việc bảo đảm tuân thủ quy định hàng rào thuế quan của các nước.   
C. Số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ được mở rộng so với khi thành lập rất nhiều.   
D. Sự hợp tác giữa các nước thành viên về nhiều mặt được tăng cường
Câu 5:

Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) được ra đời vào năm

A. 1951.  
B. 1958.   
C. 1957. 
D. 1967.
Câu 6:

Cộng đồng châu Âu (EU) được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cộng đồng than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm

A. 1951.
B. 1958.  
C. 1957.
D. 1967.
Câu 7:

Thương mại của EU không có đặc điểm

A. các nước đã bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau.  
B. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.  
C. bảo hộ mậu dịch là chủ trương nhất quán của EU.  
D. kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.
Câu 8:

Cơ quan ra dự thảo nghị quyết về các vấn đề của EU là

A. Nghị viện châu Âu.    
B. Uỷ ban Liên minh châu Âu.    
C. Tòa án châu Âu.   
D. Hội đồng bộ trưởng EU.
Câu 9:

Các cơ quan đầu não của EU không bao gồm

A. Hội đồng bộ trưởng EU.   
B. Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu.  
C. Ủy ban liên minh châu Âu.
D. Ngân hàng trung ương châu Âu.
Câu 10:

Ba trụ cột của EU không bao gồm

A. cộng đồng châu Âu.
B. hợp tác về tư pháp và nội vụ.    
C. cùng vận hành chung về giáo dục, đào tạo, y tế.
D. chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Câu 11:

Nhận định nào sau đây đúng về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.  
B. Là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các nước.  
C. Là tổ chức độc lập, hoạt động thương mại chỉ diễn ra trong nội khối.       
D. Là liên kết khu vực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nền kinh tế thế giới.
Câu 12:

Mục đích của EU không phải là xây dựng, phát triển một khu vực

A. hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại. 
B. thống nhất cao về các giá trị văn hóa, xóa bỏ khác biệt về bản sắc dân tộc.   
C. tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.  
D. tự do lưu thông con người và tiền vốn.
Câu 13:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo. 
B. Các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... được tự do lưu thông phát triển.    
C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.      
D. Sản phẩm của một nước thành viên khi buôn bán trong toàn thị trường chung chỉ phải chịu một mức thuê giá trị gia tăng nhỏ, rất hợp lí.
Câu 14:

Tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu bao gồm tự do

A. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc, ngôn luận.  
B. tiền vốn, con người, dịch vụ, hợp tác nghiên cứu và sản xuất.  
C. con người, hàng hóa, truyền thông, cư trú.  
D. di chuyển, lưu thông dịch vụ, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền vốn.
Câu 15:

Tự do di chuyển bao gồm

A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.   
B. tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc.  
C. tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, sản xuất. 
D. tự do đi lại, cư trú, dịch vụ lưu thông tiền vốn.
Câu 16:

Tự do lưu thông trên thị trường chung châu Âu không bao gồm

A. quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc của mọi công dân được đảm bảo.  
B. các nước thành viên tùy điều kiện mà thực hiện chính sách thương mại riêng, đặc thù, linh hoạt, hiệu quả để buôn bán với ngoài khối. 
C. các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ.  
D. sản phẩm sản xuất ở mỗi nước được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 17:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Các nước EU có chung một chính sách thương mại buôn bán với ngoài khối.   
B. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.  
C. Công dân nước nào thì chỉ được mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng ở nước đó.      
D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.
Câu 18:

Tự do di chuyển bao gồm tự do

A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán
B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.   
C. đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.  
D. đi lại, cư trú, dịch vụ.
Câu 19:

Tự do lưu thông hàng hoá là

A. tự do đối với các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc.  
B. các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được bãi bỏ.  
C. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
D. hàng hoá của mỗi nước buôn bán trong toàn khối không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 20:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.  
B. duy trì được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối. 
C. tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các nước.
D. quy mô diện tích và số dân của toàn khối được tăng lên.
Câu 21:

Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc

A. nhà đầu tư dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.  
B. các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được bãi bỏ.  
C. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hoá trao đổi giữa các nước.  
D. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất.
Câu 22:

Hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?

A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.  
C. Sử dụng đồng tiền chung của EU. 
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 23:

Trong liên kết vùng không có hoạt động nào sau đây?

A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.   
B. Các trường đại học tổ chức khoá đào tạo chung.  
C. Tổ chức các hoạt động chính trị. 
D. Xuất bản ấn phẩm với nhiều thứ tiếng.
Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?

A. Xuất bản tạp chí tiếng Đức dùng chung cho 3 nước.  
B. Khu vực tự do về hàng hoá, công việc, đi lại.  
C. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.   
D. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
Câu 25:

Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực

A. nằm ở phạm vi cách biên giới ngoài cùng của EU từ 5 đến 10 km. 
B. biên giới của EU.    
C. nằm ở trung tâm mỗi nước của EU.   
D. là biên giới chung của ít nhất 3 nước thuộc EU.
Câu 26:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. tăng cường tự do lưu thông về con người, dịch vụ, hàng hoá và tiền vốn.   
B. tăng thuế cho các nước thành viên khi lưu thông hàng hoá, dịch vụ.  
C. tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.    
D. tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hoá, tiền tệ và dịch vụ.
Câu 27:

EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới là do

A. tạo được thị trường và sử dụng đồng tiền chung. 
B. có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. 
C. có nhiều quốc gia thành viên.
D. diện tích lớn, dân số đông.
Câu 28:

Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là

A. Anh. 
B. EU. 
C. Nhật Bản  
D. Hoa Kì.
Câu 29:

Cho bảng số liệu:

TỈ TRỌNG GDP, SỐ DÂN CỦA EU VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

(Đơn vị: %)

Chỉ số

Các nước, khu vực

GDP

Số dân

EU

23,7

7,0

Hoa Kì

22,2

4,4

Nhật Bản

5,9

1,8

Trung Quốc

13,7

18,8

Ấn Độ

2,6

17,8

Các nước còn lại

31,9

50,2

Dựa vào bảng số liệu, để thể hiện tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước so với thế giới năm 2014 ta phải vẽ biểu đồ gì?

A. Biểu đồ cột. 
B. Biểu đồ đường. 
C. Biểu đồ tròn. 
D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.