Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

So với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra

A. còn chậm và chưa đáp ứng được.   
B. khá nhanh và đã đáp ứng được.
C. khá nhanh nhưng chưa đáp ứng được.
D. còn chậm nhưng đáp ứng được.
Câu 2:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta trong thời gian qua được đánh giá là

A. đáp ứng được yêu cầu phát triển.  
B. tích cực, đúng hướng nhưng còn chậm.
C. nhanh, quyết liệt, đúng hướng.      
D. nhanh, đúng hướng, phù hợp.
Câu 3:

Biểu hiện của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là

A. các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng. 
B. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
C. phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung.
D. tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng.
Câu 4:

Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta không có đặc điểm

A. tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng ngày càng tăng.
B. kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong GDP.
D. các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.
Câu 5:

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.
B. tăng tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực I.
C. giảm tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng khu vực II.
D. tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.
Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững?

A. Cơ cấu ngành và các vùng lãnh thổ hợp lí, môi trường kinh doanh thuận lợi.
B. Cơ cấu giữa các ngành, các thảnh phần kinh tế vả các vùng lãnh thổ hợp lí.
C. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế hợp lí và phân bố rộng khắp.
D. Cơ cấu các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí, dịch vụ phát triển.
Câu 7:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp nước ta là tỉ trọng

A. ngành chăn nuôi giảm, trồng trọt tăng.   
B. cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng.
C. ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng. 
D. cả trồng trọt và chăn nuôi đều giảm.
Câu 8:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ở nước ta không phải là

A. phát triển các ngành chủ lực: chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc, da giày, sản xuất hoá chất.
B. giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng các sản phẩm có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả, giảm tỉ trọng các sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.
D. hình thành và phát triển các ngành công nghệ cao như: sản xuất ô tô, thiết bị chính xác, máy móc điện tử và viễn thông.
Câu 9:

Nguyên nhân chính giúp chăn nuôi nước ta tăng nhanh tỉ trọng trong thời gian vừa qua là

A. diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên trồng trọt phát triển chậm.
B. chăn nuôi là ngành không đòi hỏi lớn về vốn, hiệu quả kinh tế lại cao.
C. giải quyết tốt vấn đề lương thực, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được bảo đảm.
D. chủ trương của Nhà nước đẩy mạnh chăn nuôi để phục vụ xuất khẩu.
Câu 10:

Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp là tăng tỉ trọng công nghiệp

A. khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. 
B. chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. nhóm A, giảm tỉ trọng công nghiệp nhóm B.   
D. nhóm B, giảm tỉ trọng công nghiệp nhóm A.
Câu 11:

Nội bộ khu vực I, trong thời gian qua có sự chuyển dịch theo hướng

A. giảm dần tỉ trọng của cây lương thực cây công nghiệp và chăn nuôi.
B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
C. tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản, trong nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
D. tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây lương thực và thuỷ sản.
Câu 12:

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là

A. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất chuyên môn hoá.
B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bố lại sản xuất.
C. xác định cơ cấu kỉnh tế hợp lí và tổ chức phân công lao động lãnh thổ.
D. xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 13:

Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp.     
B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. 
D. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
Câu 14:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là

A. giảm tỉ trọng cả công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
B. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. tăng tỉ trọng cả công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
D. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
Câu 15:

Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp. 
B. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
C. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
D. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
Câu 16:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực ỉ của nền kinh tế nước ta là

A. giảm tỉ trọng chăn nuôi, tăng tỉ trọng lương thực.
B. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản.
C. tăng tỉ trọng lương thực, giảm tỉ trọng thuỷ sản.
D. tăng tỉ trọng thuỷ sản, giảm tỉ trọng chăn nuôi.
Câu 17:

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp đang chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm

A. cao cấp, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp.
B. cao cấp, trung bình; giảm tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
C. trung bình, giảm tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp.
D. chất lượng trung bình đáp ứng phân khúc đông của thị trường người tiêu dùng.
Câu 18:

Trong ngành tròng trọt, mục đích của xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp là

A. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
B. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 19:

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng sản phẩm để

A. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và sử dụng tốt lao động.
B. tận dụng các thế mạnh về khoáng sản, nguồn lao động.
C. tăng hiệu quả đầu tư và tận dụng các thế mạnh về khoáng sản.
D. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
Câu 20:

Từ Đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới được ra đời ở nước ta như

A. viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.
B. tư vấn dịch vụ hỗ trự du học, viễn thông, chuyển giao công nghệ.
C. viễn thông, tư vấn đầu tư, thương mại.
D. viễn thông, tư vấn đầu tư, dịch vụ y tế cao.
Câu 21:

Khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta không có đặc điểm

A. quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.
B. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
C. chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.
D. tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.
Câu 22:

Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp, nguyên nhân chính là do

A. nông nghiệp nước ta còn mang nặng tính tự cấp, tự túc.
B. nông nghiệp là ngành có tỉ trọng ngày càng giảm
C. hoạt động trồng trọt chiếm ưu thế tuyệt đối nên các ngành khác khó phát triển.
D. nước ta xuất khẩu chủ yếu là các nông sản thô chưa qua chế biến.
Câu 23:

Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. giảm dần tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III.
B. giảm dần tỉ trọng từ khu vực I và II, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III, khu vực II tỉ trọng ít thay đổi.
D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III tỉ trọng ít thay đổi.
Câu 24:

Thành phần kinh tế có tỉ trọng chưa cao, nhưng tăng nhanh trong cơ cấu GDP nước ta trong thời gian qua là

A. tư nhân.  
B. cá thể. 
C. quốc doanh.
D. đầu tư nước ngoài.
Câu 25:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ không phải là hình thành

A. khu công nghiệp tập trung. 
B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. vùng động lực phát triển kinh tế.     
D. khu chế xuất.
Câu 26:

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ đã tạo điều kiện cho

A. phân hoá sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành ngành viễn thông.
C. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng.
D. hình thành vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư.
Câu 27:

Căn cứ trang 26 Atlat Địa lí Việt Nam, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là

A. khu vực I, Khu vực II, Khu vực III. 
B. khu vực III, Khu vực II, Khu vực.
C. khu vực III, Khu vực I, Khu vực II.    
D. khu vực II, Khu vực I, Khu vực III.
Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển vùng Bắc Trung Bộ không phải là

A. Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An.    
B. Chân Mây - Lăng Cô.
C. Vũng Áng, Hòn La.     
D. Chu Lai - Dung Quất.
Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không bao gồm

A. Chu Lai, Dung Quất.     
B. Định An, Năm Căn.
C. Nhơn Hội
D. Nam Phú Yên, Vân Phong.
Câu 30:

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4 - 5 khu kinh tế ven biển Vũng Áng thuộc tỉnh

A. Thanh Hóa. 
B. Nghệ An.
C. Hà Tĩnh. 
D. Quảng Bình.
Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4 - 5 khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh

A. Bình Định. 
B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận.
D. Khánh Hòa.
Câu 32:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là

A. Nghi Sơn, Vũng Áng.    
B. Hòn La, Đông Nam Nghệ An.
C. Chân Mây - Lăng Cô.    
D. Chu Lai, Dung Quất.
Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Chu Lai, Dung Quất.    
B. Chân Mây, Lăng Cô.
C. Nhơn Hội, Vân Phong.  
D. Nam Phú Yên.
Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp phân bố ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.   
B. Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa.
C. Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang. 
D. Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Câu 35:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2010

2012

2013

2014

Kinh tế Nhà nước

633 187

702 017

735 442

765 247

Kinh tế ngoài Nhà nước

926 928

1 060 587

1 110 769

1 175 739

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

326 967

378 236

407 976

442 441

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2014?

A. Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều.
B. Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Kinh tế Nhà nước nhỏ hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm hơn kinh tế Nhà nước.