Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 9: Khu vực Đông Nam Á có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Về tự nhiên, Đông Nam Á lục địa có

A. nhiều đồi, núi và núi lửa
B. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam và hướng bắc - nam
C. ít các đồng bằng lớn, chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo
Câu 2:

Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A. 9 quốc gia  
B. 10 quốc gia    
C. 11 quốc gia   
D. 12 quốc gia
Câu 3:

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

A. là nơi rất đông dân và có nhiều thành phần dân tộc
B. nền kinh tế phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
C. tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản rất phong phú
D. là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng
Câu 4:

Đông Nam Á biển đảo không phải là khu vực

A. có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ
B. quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới
C. bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi và núi lửa
D. nằm trong vùng có động đất núi lửa hoạt động mạnh
Câu 5:

Trừ một bộ phận phía Bắc Mi-an-ma, phần lãnh thổ còn lại của khu vực Đông Nam Á nằm hoàn toàn trong

A. khu vực xích đạo   
B. phạm vi bán cầu Bắc
C. vùng nội chí tuyến   
D. khu vực gió mùa
Câu 6:

Sự khác biệt nhất giữa địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là

A. phân hóa địa hình phức tạp  
B. núi thường có độ cao dưới 3000 m
C. đồng bằng nằm đan xen giữa các dãy núi   
D. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa
Câu 7:

Điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á không phải là

A. địa hình nhiều núi   
B. sông ngòi dày đặc
C. khí hậu nóng ẩm  
D. đất trồng đa dạng
Câu 8:

Điều kiện thuận lợi cho trồng lúa nước ở Đông Nam Á không phải là

A. độ ẩm dồi dào
B. lượng mưa phong phú
C. nhiều nơi có mùa khô kéo dài rất sâu sắc
D. lượng bức xạ lớn, độ chiếu sáng trung bình cao
Câu 9:

Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên Đông Nam Á thường xảy ra

A. động đất 
B. sóng thần 
C. núi lửa   
D. bão
Câu 10:

Đông Nam Á có khoáng sản đa dạng, do vị trí nằm ở

A. phía đông nam châu Á, giáp với biển
B. nơi tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
D. cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a
Câu 11:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp là

A. cháy rừng và phát triển thủy điện
B. khai thác không hợp lí và cháy rừng
C. biến đổi khí hậu phức tạp và cháy rừng
D. khai thác chưa đi đôi với bảo vệ và trồng mới rừng
Câu 12:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa có đan xen một mùa đông lạnh
B. có vùng biển rộng lớn với tài nguyên biển hết sức phong phú
C. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, khí hậu phân hóa đa dạng
D. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc
Câu 13:

Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. xích đạo
B. nhiệt đới gió mùa 
C. cận nhiệt đới  
D. ôn đới
Câu 14:

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo là có

A. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam
B. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp nên
C. nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ
D. nhiều thung lũng giữa các dãy núi trải rộng
Câu 15:

Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, do

A. có nhiệt lượng dồi dào, độ ẩm lớn   
B. nhiệt độ trung bình cao quanh năm
C. nằm trong vành đai sinh khoáng   
D. có lợi thế về biển
Câu 16:

Nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không phải là

A. chú trọng công tác bảo vệ môi trường
B. khai thác tài nguyên tạo đà phát triển kinh tế
C. sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
D. phòng tránh, khắc phục các thiên tai
Câu 17:

Biểu hiện dân cư Đông Nam Á phân bố không đều là

A. mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới
B. dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan
C. dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo
D. dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển
Câu 18:

Về mặt dân cư, Đông Nam Á có đặc điểm

A. xuất cư nhiều, cơ cấu dân số già    
B. mật độ dân số cao, nhập cư nhiều
C. số dân đông, mật độ dân số cao      
D. nhóm trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao
Câu 19:

Đông Nam Á có nền văn hoá phong phú, đa dạng vì

A. có số dân đông, nhiều quốc gia
B. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn
C. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn
D. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a
Câu 20:

Gia tăng dân số tự nhiên ở nhiều nước Đông Nam Á đã giảm rõ rệt nhờ thực hiện tốt

A. chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên
B. công tác y tế chăm sóc sức khoẻ người dân
C. việc nâng cao ý thức dân số cho người dân
D. chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
Câu 21:

Dân cư Đông Nam Á không có đặc điểm

A. mật độ dân số khá đều trên các quốc gia
B. đông, nguồn lao động dồi dào
C. trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%
D. hạn chế về tay nghề và trình độ chuyên môn
Câu 22:

Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là

A. lao động trẻ đông
B. thiếu tính siêng năng, cần cù, sáng tạo
C. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao
D. tính tự giác, kỉ luật chưa cao; trình độ văn hóa, kĩ năng đang được cải thiện
Câu 23:

Hầu hết các nước Đông Nam Á đều có những lợi thế về

A. phát triển lâm nghiệp   
B. phát triển chăn nuôi
C. phát triển thủy điện   
D. phát triển kinh tế biển
Câu 24:

Việc làm là một vấn đề còn gay gắt ở nhiều nước Đông Nam Á, nguyên nhân chủ yếu không phải là

A. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp còn nhiều
B. phong trào khởi nghiệp đang phát triển, kinh tế đang chuyển dịch tích cực
C. gia tăng tự nhiên dân số lớn, áp lực dân số đông còn cao
D. quy mô dân số lớn, nền kinh tế phát triển chưa cao
Câu 25:

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. ổn định tỉ trọng cơ cấu 3 khu vực
B. hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giả
C. hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giảm, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăn
D. cả 3 khu vực đều tăng
Câu 26:

Các cây trồng quan trọng ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, củ cải đường, hướng dương, hồ tiêu, mía
B. lúa mì, hướng dương, dừa, cà phê, ca cao, mía
C. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa
D. lúa mì, lanh, cà phê, củ cải đường, chà là
Câu 27:

Điều kiện thuận lợi ở Đông Nam Á để trồng cây công nghiệp lâu năm là

A. đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng; khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo
B. đất feralit rộng, có đất đỏ bazan màu mỡ; khí hậu nhiệt đới, xích đạo
C. đất feralit rộng, có đất phù sa cổ tơi xốp; có khí hậu cận nhiệt đới
D. đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng; trong năm có một mùa đông lạnh
Câu 28:

Sản phẩm xuất khẩu nhiều của các nước Đông Nam Á thường thuộc những ngành công nghiệp: khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp và

A. vật liệu xây dựng
B. tàu biển    
C. sản phẩm tin học
D. chế biến thực phẩm
Câu 29:

Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài
B. nhảy vọt, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao
C. tập trung phát triển các ngành truyền thống
D. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước
Câu 30:

Điều kiện thuận lợi để nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh công nghiệp năng lượng là có

A. dầu khí, bôxit, năng lượng mặt trời
B. quặng sắt, năng lượng thủy triều và sóng biển
C. than đá, dầu khí, năng lượng mặt trời, tiềm năng thủy điện
D. chì, kẽm, than nâu, địa nhiệt, năng lượng mặt trời
Câu 31:

Đông Nam Á có nền nông nghiệp

A. xích đạo 
B. cận nhiệt đới  
C. nhiệt đới. 
D. ôn đới.
Câu 32:

Ngành sản xuất đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á không phải là

A. trồng lúa mì, khoai tây, củ cải đường
B. trồng lúa gạo, ngô, khoai lang
C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
D. chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm
Câu 33:

Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch rõ nét theo hướng

A. tập trung cao nhất đề phát triển dịch vụ
B. từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp
C. từ kinh tế chủ yếu nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ         
D. hợp tác sâu rộng trong khu vực và giữa khu vực với quốc tế
Câu 34:

Một số ngành công nghiệp đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là: sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy và

A. hóa dầu 
B. thiết bị quang học 
C. đóng tàu      
D. thiết bị điện tử
Câu 35:

Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu do

A. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm
B. thâm canh, năng suất lúa tăng nhanh
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng
D. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của người dân
Câu 36:

Điều kiện thuận lợi ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là

A. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ẩm dồi dào, đất phù sa
B. có một mùa đông lạnh, nhiều sông ngòi, đủ nước sản xuất, đất phù sa
C. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao, đất feralit
D. nền nhiệt quanh năm cao, đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới
Câu 37:

Nội dung nào sau đây không đúng về cây trồng ở Đông Nam Á  

A. cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực
B. cây công nghiệp lâu năm tập trung chủ yếu trên các đồng bằng châu thổ
C. lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng
D. cây công nghiệp lâu năm hiện nay được phát triển mạnh
Câu 38:

Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, chủ yếu do

A. truyền thống sản xuất lương thực cho số dân lớn
B. lao động nông nghiệp hầu hết dành cho trồng trọt
C. cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ thú y còn hạn chế.
D. nguồn thức ăn cho gia súc gặp rất nhiều khó khăn
Câu 39:

Biện pháp để tăng trưởng nhanh kinh tế các nước Đông Nam Á là

A. kiểm soát tốc độ gia tăng dân số
B. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá
C. đẩy mạnh quá trình đô thị hoá
D. chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
Câu 40:

Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh đánh bắt hải sản nhờ có

A. đa số các nước (trừ Lào) đều có biển 
B. nhiều ngư trường lớn
C. nhu cầu thực phẩm lớn   
D. người dân có nhiều kinh nghiệm
Câu 41:

Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. chăn nuôi bò sữa
B. khai thác và chế biển lâm sản
C. chăn nuôi cừu lấy thịt và lông   
D. đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
Câu 42:

Điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt thủy sản ở nhiều nước Đông Nam Á là

A. đường bờ biển dài; nhiều loài tôm cá
B. nhiều sông, hồ, ao, biển với các đảo, quần đảo
C. vùng biển rộng; nhiều đầm, phá, vũng, vịnh
D. vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn
Câu 43:

Đánh bắt thủy sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay, chủ yếu do

A. tàu thuyền, ngư cụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng
B. thị trường tiêu thụ được mở rộng, tàu thuyền, ngư cụ nhiều
C. ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng
D. vùng biển có nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm
Câu 44:

Ngành dịch vụ ở Đông Nam Á không có đặc điểm

A. thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp
B. hệ thống giao thông được mở rộng và nâng cao chất lượng
C. hệ thống ngân hàng, tín dụng ngày càng được phát triển, hiện đại hóa
D. dịch vụ phát triển khá đều giữa các nước trong khu vực
Câu 45:

Nguyên nhân các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế biển để phát triển ngành khai thác thủy sản là

A. các ngành kinh tế biển trong đó có khai thác thủy sản chưa được đề cao
B. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ
C. môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm
D. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai, đặc biệt là bão
Câu 46:

Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là

A. gắn đánh bắt với công nghiệp chế biến thủy sản
B. tăng cường đánh bắt nhiều loài sinh vật biển
C. khai thác hợp lí, bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển
D. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phấm đánh bắt
Câu 47:

Hoạt động du lịch diễn ra được quanh năm trên nhiều vùng biển phía nam các nước Đông Nam Á lục địa lả nhờ có

A. gió mùa hoạt động quanh năm
B. độ ẩm cao quanh năm
C. nền nhiệt độ cao quanh năm
D. địa hình bờ biển đa dạng, nhiều di sản văn hóa
Câu 48:

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A. 1992 
B. 1993    
C. 1994      
D. 1995
Câu 49:

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển
B. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước
D. giải quyết những khác biệt giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác
Câu 50:

Cơ chế hợp tác của ASEAN không phải thông qua các

A. diễn đàn, hội nghị, hoạt động văn hóa, thể thao
B. mạng xã hội kết nối
C. hiệp ước được kí kết
D. dự án, chương trình phát triển
Câu 51:

Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
B. kiểm soát vấn đề nhập cư, bảo vệ môi trường
C. tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định
D. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài
Câu 52:

Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của một số nước Đông Nam Á hiện nay là

A. mất ổn định xã hội
B. ô nhiễm môi trường
C. phân hoá giàu nghèo
D. tình trạng thiếu việc, thất nghiệp
Câu 53:

Biểu hiện rõ rệt nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều là

A. mức độ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau
B. quá trình và trình độ đô thị hoá các quốc gia khác nhau
C. vấn đề sử dụng tài nguyên, thất nghiệp ở nhiều quốc gia còn nhiều thách thức
D. tổng GDP và GDP/đầu người một số nước cao, trong khi nhiều nước thấp
Câu 54:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1967
B. 1968  
C. 1977 
D. 1978
Câu 55:

Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị, đó là

A. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá
B. tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực
C. nhiều đô thị của các nước thành viên đã dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến
D. sau 40 năm tồn tại và phát triển, đã có 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN
Câu 56:

Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và

A. Bru-nây
B. Xin-ga-po 
C. Mi-an-ma    
D. Cam-pu-chia
Câu 57:

Vai trò ngày càng tích cực của Việt Nam trong ASEAN không thể hiện chủ yếu ở việc

A. tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực
B. tỉ lệ giao dịch thương mại quốc tế với ASEAN tương đối lớn
C. thu hút nhiều khách du lịch và vốn đầu tư từ các nước ASEAN
D. đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế ASEAN
Câu 58:

Những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết không phải là

A. sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí
B. tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia
C. thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
D. sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia
Câu 59:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là 1 trong các quốc gia khởi xướng thành lập ASEAN có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN
B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tỉ lệ trên 60% giao dịch thương mại quốc tế của nước
C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, ... của khu vực
D. Các chuyến thăm cấp nhà nước giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng nhiều