Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 9: Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nội dung nào sau đây đúng với giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay?

A. Chưa hội nhập vào đường xuyên Á.
B. Mạng lưới đường được mở rộng.         
C. Phương tiện hầu hết cũ kĩ, lạc hậu
D. Tập trung chủ yếu ở dọc ven biển.
Câu 2:

Tuyến đường bộ xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía tây nước ta là

A. đường sắt Thống Nhất.     
B. quốc lộ 6.  
C. quốc lộ 14.     
D. đường Hồ Chí Minh.
Câu 3:

Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng cao nhất trong khối lượng vận tải hành khách và hàng hoá của nước ta hiện nay là

A. đường Ô tô. 
B. đường sông. 
C. đường sắt. 
D. đường biển
Câu 4:

Điểm vượt trội của ngành vận tải đường ô tô (đường bộ) so với các loại hình giao thông vận tải khác ở nước ta là

A. đã được hiện đại hoá. 
B. kết nối vào hệ thống khu vực và quốc tế.         
C. phần lớn đường đã được trải nhựa.  
D. đã phủ kín các vùng.
Câu 5:

Vùng tập trung các tuyến đường sắt nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.     
B. Đông Nam Bộ.          
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 6:

Tuyến đường biển ven bờ dài nhất của nuớc ta là

A. Hải Phòng - Đà Nẵng. 
B. Đà Nẵng - Quy Nhơn.        
C. Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh.   
D. Quy Nhơn - Phan Thiết.
Câu 7:

Loại hình vận tải luôn chiếm ưu thế trong ngành giao thông vận tải nước ta là

A. đường sắt. 
B. đường sông.  
C. đường ô tô
D. đường biển.
Câu 8:

Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ảnh hưởng đến giao thông vận tải biển ở nước ta là

A. có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió.  
B. bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo.  
C. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn.
D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 9:

Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong luân chuyển hành khách là

A. đường ô tô. 
B. đường biển. 
C. đường sắt
D. đường hàng không.
Câu 10:

Tuyến đường sắt dài nhất miền Bắc là

A. Hà Nội - Đồng Đăng.
B. Hà Nội - Lào Cai. 
C. Hà Nội - Thái Nguyên.
D. Hà Nội - Lạng Sơn.
Câu 11:

Các cảng biển của nước ta theo thứ tự lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Hải Phòng, Cái Lân, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn. 
B. Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Sài Gòn.  
C. Cái Lân, Vinh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn.       
D. Cái Lân, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn
Câu 12:

Ngành vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa ở nước ta, chủ yếu là do

A. chở được những hàng hóa nặng, cồng kênh. 
B. vận chuyển trên các tuyến có chiều dài lớn.        
C. có các đội tàu vận chuyển hàng trọng tải lớn.   
D. có thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài.
Câu 13:

Ngành giao thông vận tải có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta hiện nay là

A. đường bộ.  
B. đường sắt.
C. đường biển.  
D. hàng không.
Câu 14:

Đặc điểm mạng lưới giao thông vận tải khá hoàn chỉnh ở nước ta được thể hiện là

A. giao thông vận tải đã phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển.  
B. có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải. 
C. đã kết nối được với hệ thống của khu vực và quốc tế.  
D. hệ thống giao thông vận tải ngày càng phát triển, hiện đại hóa
Câu 15:

Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong luân chuyển hàng hoá của nước ta hiện nay là

A. đường bộ.
B. đường sắt.  
C. đường biển
D. đường sông
Câu 16:

Trong những năm qua ngành đường biển của nước ta phát triển nhanh là do

A. đường lối đổi mới, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.  
B. nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.  
C. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.  
D. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
Câu 17:

Loại hình vận tải đường ống ở nước ta có đặc điểm

A. chỉ phát triển ở vùng Đông Nam Bộ.       
B. chỉ phát triển ở vùng cao để dẫn nước cho tiện sử dụng.  
C. sự phát triển gắn liền với ngành dầu khí.
D. có triển vọng phát triển mạnh trên cả nước.
Câu 18:

Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là

A. đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14.     
B. quốc lộ 1 và quốc lộ 6.      
C. quốc lộ 1 và quốc lộ 14.  
D. quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.
Câu 19:

Có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta là tuyến

A. đường biển quốc tế.  
B. đường sông từ miền núi đến đồng bằng.
C. giao thông theo hướng Bắc - Nam.
D. giao thông theo hướng Tây - Đông.
Câu 20:

Ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn vì

A. nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.  
B. vận tải đường biển chủ yếu là vận chuyển quốc tế nên có đường dài.  
C. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đường biển.  
D. ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.
Câu 21:

Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.    
B. thiếu vốn và đội ngũ kĩ thuật cao.       
C. khí hậu và thời tiết thất thường.  
D. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
Câu 22:

Mạng lưới giao thông vận tải nước ta không có đặc điểm

A. hoà nhập vào mạng lưới giao thông vận tải của khu vực.  
B. vận tải đường biển chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách.             
C. mỗi loại hình vận tải có vai trò riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.   
D. phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình khác nhau.
Câu 23:

Điểm đầu và cuối của quốc lộ 1 nằm trên các tỉnh thành sau

A. Lạng Sơn và Cà Mau
B. Hà Nội và Cà Mau.      
C. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.   
D. Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh.
Câu 24:

Tuyến giao thông đường sắt dài nhất, quan trọng nhất nước ta theo hướng Bắc - Nam là

A. Hà Nội - Lạng Sơn. 
B. Hà Nội - Thái Nguyên.  
C. Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
Câu 25:

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta không phải là

A. có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.     
B. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.  
C. nằm trên đường hàng hải quốc tế.     
D. biển nước ta có nhiều ngư trường lớn.
Câu 26:

Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là

A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.  
B. đạt trình độ ngang bằng các nước trong khu vực.  
C. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng. 
D. có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.
Câu 27:

Cụm cảng quan trọng nhất ở miền Trung nước ta hiện nay là

A. Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang. 
B. Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây.     
C. Nghi Sơn - Cửa Lò - Vũng Áng.      
D. Đà Nẵng - Kì Hà - Dung Quất.
Câu 28:

Nước ta có nhiều sông ngòi, nhưng mới chỉ sử dụng vào mục đích giao thông với chiều dài khoảng

A. 10000 km. 
B. 11000 km. 
C. 12000 km.
D. 13000 km.
Câu 29:

Các cảng biển quan trọng ở miền Bắc nước ta là

A. Cái Lân, Đà Nẵng.    
B. Dung Quất, Quy Nhơn.         
C. Đà Nẵng, Dung Quất. 
D. Hải Phòng, Cái Lân.
Câu 30:

Ngành hàng không nước ta tuy non trẻ, nhưng đã có bước tiến rất nhanh, không phải nhờ vào việc

A. sử dụng tốt các trang thiết bị đã có sẵn.  
B. kế thừa kinh nghiệm đã có trước đây.   
C. có chiến lược phát triển táo bạo.
D. nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất.
Câu 31:

Ngành bưu chính hiện nay ở nước ta không có đặc điểm

A. sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật.  
B. chủ yếu mang tính phục vụ.     
C. mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.     
D. thiếu lao động có trình độ cao.
Câu 32:

Mạng phi thoại ở nước ta là mạng

A. dây trần.   
B. truyền dẫn Viba. 
C. truyền dẫn cáp sợi quang.  
D. Fax và mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
Câu 33:

Loại hình không thuộc mạng truyền dẫn là mạng

A. dây trần.  
B. viễn thông quốc tế. 
C. truyền dẫn cáp sợi quang. 
D. truyền trang báo trên kênh thông tin.
Câu 34:

Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là

A. có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; số thuê bao tăng nhanh.  
B. điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.
C. dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hoá cao và đa dịch vụ.         
D. tăng trưởng với tốc độ cao.
Câu 35:

Ngành thông tin liên lạc gồm các hoạt động chính là

A. bưu chính và viễn thông.     
B. điện thoại và phi thoại.       
C. phi thoại và truyền dẫn.     
D. viễn thông và điện thoại.
Câu 36:

Nhiệm vụ của thông tin liên lạc là

A. giúp người dân có thể tiếp cận với thông tin, chính sách.  
B. góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.  
C. vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng kịp thời.  
D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Câu 37:

Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm

A. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.       
B. tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được thành tựu kĩ thuật hiện đại. 
C. công nghệ còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ còn thủ công.  
D. chưa đạt được chuẩn của quốc tế và khu vực.
Câu 38:

Điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta không phải là

A. tập trung nhiều vào các hoạt động công ích. 
B. tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.      
C. mạng lưới viễn thông đa dạng. 
D. đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
Câu 39:

Loại hình thuộc mạng phi thoại là

A. mạng điện thoại đường dài. 
B. mạng điện thoại nội hạt.       
C. mạng Fax.
D. mạng truyền dẫn Viba.
Câu 40:

Để đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, ngành bưu chính không phải phát triển theo hướng

A. cơ giới hóa các quy trình, công đoạn.   
B. tăng cường các hoạt động công ích.  
C. đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.   
D. tin học hoá, tự động hóa.
Câu 41:

Chuyển biến cơ bản của ngoại thương nước ta về mặt quy mô xuất khẩu là

A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.     
B. có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, CHLB Đức...
C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.     
D. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Câu 42:

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hoạt động nội thương của nước ta là thành phần kinh tế

A. ngoài Nhà nước.   
B. Nhà nước.  
C. tập thể.   
D. có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 43:

Ngành nội thương của nước ta sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới không có đặc điểm

A. hàng hoá phong phú, đa dạng.   
B. thị trường thống nhất trong cả nước.  
C. có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. 
D. kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Câu 44:

Vùng dẫn đầu cả nước về tổng mức bán lẻ hàng hoá là

A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.    
C. Bắc Trung Bộ.  
D. Đông Nam Bộ.
Câu 45:

Việt Nam không phải là nước xuất khẩu hàng hoá chủ yếu về

A. nông, lâm, thuỷ sản.  
B. công nghiệp chế tạo.
C. sản phẩm công nghiệp khai khoáng.   
D. các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 46:

Ngành ngoại thương nước ta không có đặc điểm

A. từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu trước thời kì Đổi mới.      
B. phần lớn kim ngạch ngoại thương chúng ta thực hiện với các bạn hàng truyền tống như Nga, Trung Quốc, Lào, Cuba.   
C. thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.    
D. kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu có xu hướng tăng khá nhanh.
Câu 47:

Hoạt động nội thương của nước ta sau thời kì Đổi mới không có đặc điểm nào?

A. Hàng hoá ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên.     
B. Cả nước có một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hoá.  
C. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hàng hoá cho người dân.  
D. Xóa bỏ hệ thống chợ phiên cũ trước đây.
Câu 48:

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng phát triển, nguyên nhân chủ yếu là

A. nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. 
B. tác động của thị trường ngoài nước.       
C. cơ chế quản lí thay đổi.     
D. sự đa dạng của các mặt hàng.
Câu 49:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng sau khi Đổi mới là

A. nâng cao năng suất lao động. 
B. mở rộng và đa dạng hoá thị trường.    
C. tổ chức sản xuất hợp lí .  
D. tăng cường sản xuất hàng hoá.
Câu 50:

Hạn chế chính về xuất khẩu của nước ta không phải là

A. tỉ trọng hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế còn thấp.  
B. tỉ lệ hàng gia công còn khá lớn. 
C. giá trị gia tăng phía Việt Nam nhận được qua sản xuất - xuất khẩu chưa cao.   
D. kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng.
Câu 51:

Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây không phản ánh chủ yếu điều gì sau đây?

A. sản xuất phục hồi và phát triển. 
B. chất lượng nguồn lao động cao.      
C. đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.  
D. nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
Câu 52:

Hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta không phải là

A. hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. 
B. hàng nông - lâm - thuỷ sản.        
C. hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.  
D. tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị,...).
Câu 53:

Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là

A. nguyên liệu. 
B. hàng tiêu dùng. 
C. nhiên liệu. 
D. tư liệu sản xuất.
Câu 54:

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

A. khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
B. châu Âu và châu Phi.        
C. châu Phi và Bắc Mĩ.
D. Bắc Mĩ và Ô-xtrây-li-a.
Câu 55:

Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là

A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.    
B. Hoà Kì, Trung Quốc, châu Mỹ Latinh.     
C. Nga, Nhật Bản, ASEAN.     
D. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, EU.
Câu 56:

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta hiện nay là

A. nguyên, nhiên vật liệu.    
B. lương thực, thực phẩm.      
C. máy móc thiết bị.
D. hàng tiêu dùng.
Câu 57:

Một trong những hạn chế của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là

A. tất cả nguyên liệu đều phải nhập từ các nước.   
B. quy mô chưa ổn định.
C. chi phí sản xuất lớn nên giá thành cao.    
D. trong số các mặt hàng chế biến, tỉ trọng hàng gia công còn lớn.
Câu 58:

Ngoại thương của nước ta sau thời kì Đổi mới không có đặc điểm

A. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.  
B. cán cân xuất nhập khẩu nước ta luôn dương (xuất siêu).  
C. thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.         
D. có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu 59:

Tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay không có đặc điểm

A. kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu.  
B. kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm.  
C. thị trường được mở rộng và đa dạng hóa.   
D. thị trường chủ yếu là các nước Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, EU.
Câu 60:

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. nhóm hàng tiêu dùng.    
B. nhóm hàng đồ chơi, giáo dục trẻ em.    
C. nhóm hàng nguyên liệu, tư liệu sản xuất. 
D. nhóm hàng vật liệu xây dựng.
Câu 61:

Ngành du lịch của nước ta không có đặc điểm

A. phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.  
B. hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX.     
C. số lượng khách quốc tế nhiều hơn khách nội địa. 
D. cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng phát triên.
Câu 62:

Điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch biển ở nước ta là

A. vị trí gần đường hàng hải quốc tế.   
B. nhiều bãi tắm tốt, phong cảnh đẹp.       
C. cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư. 
D. vùng biển rộng, giàu tài nguyên.
Câu 63:

Di sản văn hoá phi vật thể thế giới ở Việt Nam là

A. Tín ngưỡng thờ các Vua Hùng, Phố cổ Hội An.  
B. Phố cổ Hội An, ca trù.
C. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.                 
D. Di tích Mỹ Sơn, Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Câu 64:

Di sản văn hoá vật thể thế giới ở Việt Nam là

A. Phố cổ Hội An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế.
B. Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An.     
C. Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Quan họ Bắc Ninh.  
D. Di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.
Câu 65:

Phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

A. sự phân bố dân cư.  
B. sự phân bố các ngành sản xuất.
C. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. 
D. sự phân bố các tài nguyên du lịch.
Câu 66:

Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Mĩ Khê, Thiên Cầm, Lăng Cô, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu.         
B. Sầm Sơn, Đồ Sơn, Thiên Cầm, Mĩ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Lăng Cô, Vũng Tàu.   
C. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Lăng Cô, Mĩ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu.    
D. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Nha Trang, Lăng Cô, Mĩ Khê, Mũi Né, Vũng Tàu.
Câu 67:

Di sản thế giới được công nhận đầu tiên ở nước ta là

A. Cố đô Huế. 
B. Vịnh Hạ Long. 
C. Lễ hội đền Gióng.  
D. Phố cổ Hội An.
Câu 68:

Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.  
B. TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội. 
C. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.  
D. Hà Nội, Hạ Long, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 69:

Nước ta có ba vùng du lịch là

A. Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.  
B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
C. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 70:

Tài nguyên du lịch ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên là

A. hơn 30 vườn quốc gia.
B. lễ hội diễn ra quanh năm. 
C. 4 vạn di tích. 
D. nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể thế giới.
Câu 71:

Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là

A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.  
B. Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.  
C. vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An.  
D. Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long.
Câu 72:

Các lễ hội của nước ta thường có đặc điểm

A. chỉ diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch.
B. tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc.    
C. luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.  
D. tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.
Câu 73:

Ở nhiều vùng biển phía nam nước ta, hoạt động du lịch biển diễn ra trong suốt cả năm là nhờ có

A. gió mùa thổi trong năm.     
B. nền nhiệt cao quanh năm.      
C. địa hình ven biển đa dạng. 
D. thời gian mùa khô dài.
Câu 74:

Ngoài yếu tố tài nguyên, yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch quốc tế của nước ta hiện nay là

A. nước ta có kinh tế phát triển nhanh.  
B. nước ta có dân số đông.   
C. nước ta có tình hình chính trị ổn định, an ninh tốt.  
D. giá cả hàng hoá thấp, chất lượng phục vụ tốt.
Câu 75:

Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta là

A. Hà Nội, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh. 
B. Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.    
C. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.   
D. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 76:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh

A. Quảng Trị. 
B. Thừa Thiên - Huế.  
C. Quảng Bình. 
D. Quảng Nam.
Câu 77:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh

A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Đắk Nông.
Câu 78:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ có giá trị nhập khẩu hàng hóa năm 2007 đạt trên 6 tỉ USD là

A. Nhật Bản, Hoa Kì, Đài Loan.   
B. Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan.   
C. Hoa Kì, Nhật Bản.    
D. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Xin-ga-po.
Câu 79:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước và vùng lãnh thổ có giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2007 đạt trên 6 tỉ USD là

A. Nhật Bản, Xin-ga-po. 
B. Trung Quốc, Đài Loan.   
C. Đài Loan, Nhật Bản.  
D. Hoa Kì, Nhật Bản.
Câu 80:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường xuất - nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta năm 2007 là khu vực

A. Đông Bắc Á.
B. Tây Âu.    
C. Đông Nam Á.   
D. Bắc Mĩ.
Câu 81:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các tuyến đường hàng không quốc tế xuất phát từ sân bay quốc tế của thành phố Đà Nẵng không phải là

A. Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh - Xitni - Menbơn. 
B. Đà Nẵng - Hồng Kông.   
C. Đà Nẵng - Băng Cốc.  
D. Băng Cốc - Đà Nẵng - Ma-ni-la.
Câu 82:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường quốc lộ 1A không đi qua vùng kinh tế

A. Tây Nguyên.  
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.  
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 83:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu quốc tế nằm trên ngã ba biên giới ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia là

A. Cha Lo.
B. Bờ Y. 
C. Lao Bảo.
D. Lệ Thanh.
Câu 84:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là

A. Hà Nội, Huế, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh.   
B. TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội.  
C. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. 
D. Hà Nội, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 85:

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

2010

2013

2015

2016

Khu vực kinh tế trong nước

33084,3

43882,7

47636,3

50345,3

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

39152,4

88150,2

114380,4

126235,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2010 – 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. đường. 
B. miền.
C. cột.
D. tròn
Câu 86:

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2015

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

Tổng số

100,0

100,0

Kinh tế Nhà nước

31,9

15,8

Kinh tế ngoài Nhà nước

60,3

73,8

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

7,8

10,4

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2010 và năm 2015 theo bảng số liệu là

A. cột. 
B. miền
C. tròn. 
D. đường.