Trắc nghiệm Con lắc lò xo có đáp án (Nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Con lắc lò xo đang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật đi qua:

A. Vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất

B. Vị trí mà lò xo không bị biến dạng

C. Vị trí mà lực đàn hồi bằng không

D. Vị trí cân bằng

Câu 2:

Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Dao động của con lắc là dao động tuần hoàn

B. Dao động của con lắc là dao động điều hòa

C. Thời gian thực hiện một dao động càng lớn khi biên độ càng lớn

D. Số dao động thực hiện được trong 1s tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng k

Câu 3:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa có biên độ A, vật ở vị trí biên khi lò xo ở vị trí:

A. Vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất hoặc ngắn nhất

B. Vị trí mà lò xo không bị biến dạng

C. Vị trí mà lực đàn hồi bằng không

D. Vị trí cân bằng

Câu 4:

Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:

A. Gia tốc của sự rơi tự do

B. Biên độ của dao động

C. Điều kiện kích thích ban đầu

D. Khối lượng của vật nặng

Câu 5:

Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Biên độ dao động phụ thuộc vào:

A. Độ cứng lò xo

B. Khối lượng vật nặng

C. Điều kiện kích thích ban đầu

D. Gia tốc của sự rơi tự do

Câu 6:

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa:

A. Cơ năng tỉ lệ thuận với li độ dao động

B. Cơ  năng tỉ lệ nghịch với bình phương biên độ dao động

C. Cơ năng tỉ lệ nghịch với độ cứng của con lắc lò xo

D. Cơ  năng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động

Câu 7:

Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa không phụ thuộc vào?

A. Độ cứng của lò xo

B. Biên độ dao động của vật

C. Điều kiện kích thích ban đầu

D. Khối lượng vật nặng

Câu 8:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Động năng của con lắc: Wđ=12kA2-12mv2

B. Thế năng của con lắc: Wt=12kA2-12mv2

C. Động năng của con lắc: Wđ=12mω2A2sin2ωt+φ

D. Thế năng của con lắc: Wt=12kA2cos2ωt+φ

Câu 9:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:

A. Năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng

B. Thế năng tăng dần và động năng giảm dần

C. Cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất

D. Thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi

Câu 10:

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. Hướng về vị trí cân bằng.

C. Cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

D. Hướng về vị trí biên.

Câu 11:

Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, l là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Chu kì và độ dãn của con lắc lò xo tại vị trí cân bằng là:

A. l=mgk; T=2πlg

B. l=kmg; T=2πlg

C. l=mgk; T=12πgl

D. l=kmg; T=12πlg

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Con lắc lò xo dao động điều hòa, cơ năng của con lắc không được bảo toàn

B. Động năng và thế năng của con lắc lò xo dao động điều hòa là không đổi

C. Động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm

D. Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa được bảo toàn, động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại

Câu 13:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là

A. F = kx

B. F = -kx

C. F=12kx2

D. F=-12kx2

Câu 14:

Biểu thức nào sau đây là sai khi xác định cơ năng của con lắc lò xo?

A. W=12kA2

B. W=12mvmax2

C. W=12mω2A2

D. W=Wt=Wđ

Câu 15:

Tần số dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:

A. Chiều dài của con lắc lò xo

B. Biên độ của dao động

C. Điều kiện kích thích ban đầu

D. Khối lượng của vật nặng