Trắc nghiệm Công cơ học có đáp án (Nhận biết)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Khi có lực tác dụng vào vật

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên

Câu 2:

Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?

A. Một người đang kéo một vật chuyển động

B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn

C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao

D. Máy xúc đất đang làm việc

Câu 3:

Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?

A. Một người đẩy xe trong siêu thị

B. Một lực sĩ đang đứng yên ở tư thế nâng quả tạ

C. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống

D. Máy xúc đất đang làm việc

Câu 4:

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động 

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên 

C. ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang 

D. Quả nặng rơi từ trên xuống 

Câu 5:

Trọng lực của vật không thực hiện công cơ học khi:

A. Vật rơi từ trên cao xuống. 

B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng. 

C. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. 

D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. 

Câu 6:

Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

A. A = Fs

B. A = Fs

C. A = sF

D. A = F – s 

Câu 7:

Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậ

Câu 8:

Trường hợp nào sau đây là có công cơ học?

A. Lực kéo của con bò làm xe bò di chuyển 

B. Kéo vật trượt trên mặt nằm ngang 

C. Đẩy cuốn sách trên mặt bàn từ vị trí này sang vị trí khác 

D. Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học 

Câu 9:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? 

A. Vận động viên bắn cung đang giương cung nhắm mục tiêu. 

B. Học sinh ngồi học bài. 

C. Máy xúc đang làm việc. 

D. Quả bưởi đang ở trên cây. 

Câu 10:

Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học?

A. Người ngồi đọc báo. 

B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. 

C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe. 

D. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên. 

Câu 11:

Trường hợp có công cơ học là:

A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống. 

B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. 

C. Vật sau khi trượt hết mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát. 

D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được. 

Câu 12:

Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: 

A. Lực tác dụng và độ chuyển dời của vật 

B. Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật 

C. Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi được 

D. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật 

Câu 13:

Công cơ học phụ thuộc vào 

A. khối lượng của vật và quãng đường dịch chuyển. 

B. lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực. 

C. phương chuyển động của vật. 

D. trọng lượng vật. 

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?

A. Các lực tác dụng lên vật đều vuông góc với phương chuyển động của vật

B. Có lực tác dụng nhưng vật không di chuyể

C. Vật có di chuyển nhưng không có lực tác dụng lên vật

D. Các trường hợp trên đều đúng

Câu 15:

Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?

A. N/m

B. N/m2

C. N.m 

D. N.m

Câu 16:

Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng?

A. Công cơ học là một dạng năng lượng. 

B. Cứ có lực tác dụng là có công cơ học. 

C. Cứ có chuyển động là có công cơ học. 

D. Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học. 

Câu 17:

Một lực tác dụng lên một vật đang chuyển động không sinh công khi

A. Lực và chuyển động cùng phương nhưng ngược chiều. 

B. Lực và chuyển động cùng phương, cùng chiều nhưng lực cân bằng với một lực khác. 

C. Lực và chuyển động có phương vuông góc với nhau. 

D. Cả ba trường hợp trên lực đều không sinh công.