Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

A.sự phát triển mạnh của phong trào dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

B.các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính thế giới hoạt động hiệu quả.

C.không đủ sức để cạnh tranh nhau trong nền kinh tế toàn cầu hoá.

D.muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

Câu 2:
Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có mục tiêu là biến Trung Quốc thành quốc gia

A.giàu mạnh, công bằng, văn minh.

B.giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

C.dân giàu, nước mạnh, văn minh.

D.giàu mạnh nhất thế giới.

Câu 3:
Dựa vào điều kiện khách quan nào sau đây nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi năm 1950?

A.Trở lại xâm lược thuộc địa.

B.Nhận được viện trợ của Mĩ.

C.Kinh tế thế giới phát triển.

D.Làm giàu nhờ chiến tranh.

Câu 4:
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang

A.xu thế thoả hiệp.

B.đẩy mạnh hợp tác.

C.hướng hoà hoãn.

D.thế đối đầu.

Câu 5:
Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX được khái quát bằng nội dung nào sau đây?

A.Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch.

B.Luôn giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C.Luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D.Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 6:
Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc là

A.chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

B.hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội.

C.giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D.liên minh hợp tác về kinh tế, chính trị, đối ngoại.

Câu 7:
Một kết quả to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta.

B.Dẫn đến thay đổi căn bản trong quan hệ Đông - Tây.

C.Làm thất bại âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu.

D.Đã góp phần vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa.

Câu 8:
Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm mục đích nào sau đây?

A.Hợp tác phát triển công nghiệp vũ trụ.

B.Thiết lập trật tự thế giới “đa cực”.

C.Ngăn chặn sự vươn lên của Tây Âu.

D.Có cục diện ổn định để củng cố vị thế.

Câu 9:
Xu thế toàn cầu hoá đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này

A.có trình độ sản xuất thấp.

B.có sự phân hoá giàu nghèo.

C.chưa có tính đoàn kết dân tộc.

D.chưa có bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 10:
Nhiệm vụ hàng đầu của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là

A.khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.

B.xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C.phát triển công nghiệp nặng.

D.nghiên cứu và chế tạo được bom nguyên tử.

Câu 11:
Yếu tố nào sau đây dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A.Yêu cầu hợp tác phát triển khoa học công nghệ.

B.Sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.

C.Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá.

D.Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Câu 12:
Những nước đầu tiên tuyên bố độc lập trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc

A.khu vực Nam Á, Tây Á

B.châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

C.khu vực Đông Nam Á.

D.khu vực Đông Bắc Á và Bắc Phi.

Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?

A.Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

B.Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C.Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ

D.Liên Xô là quốc gia nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Câu 14:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có điểm nào khác biệt sự phát triển kinh tế Tây Âu?

A.Chi phí cho quốc phòng thấp.

B.Trình độ lao động ngày càng cao.

C.Nhận được sự viện trợ của Mĩ.

D.Các công ty có tầm nhìn xa.

Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình Tây Âu trong những năm 1945 - 2000?

A.Đứng đầu về khoa học vũ trụ.

B.Đối đầu với Mĩ trong mọi vấn đề.

C.Đẩy mạnh hợp tác, liên kết khu vực.

D.Khởi đầu cách mạng khoa học công nghệ.

Câu 16:
Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

A.Nước Đức tái thống nhất (1990).

B.Định ước Henxinki được kí kết (1975).

C.Mĩ và Liên Xô kí Hiệp định Salt-1 (1972).

D.Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989).

Câu 17:
Trong giai đoạn 1946 - 1954, nhân dân Lào thực hiện nhiệm vụ cách mạng gì?

A.Kháng chiến chống Nhật.

B.Kháng chiến chống Mĩ.

C.Chống Khơ me Đỏ.

D.Kháng chiến chống Pháp.

Câu 18:
Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử thế giới đã ghi nhận năm 1960 là

A.Năm châu Phi.

B.Năm châu Phi nổi dậy.

C.Năm châu Phi thức tỉnh.

D.Năm châu Phi giải phóng.

Câu 19:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên cơ sở nào các đời Tổng thống Mĩ theo đuổi chiến lược toàn cầu?

A.Phong trào giải phóng dân tộc đang suy yếu.

B.Sự ổn định của tình hình chính trị thế giới.

C.Chủ nghĩa xã hội khủng hoảng trầm trọng.

D.Tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.

Câu 20:
Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ theo đuổi chiến lược nào dưới đây?

A.Chính sách Tấn công phủ đầu.

B.Chiến lược Cam kết và mở rộng.

C.Chính sách Răn đe thực tế.

D.Chiến lược toàn cầu.

Câu 21:
Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là

A.nội chiến, xung đột.

B.cạnh tranh, kiềm chế.

C.hoà bình, ổn định.

D.mâu thuẫn, xung đột.

Câu 22:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân

A.Bồ Đào Nha

B.Pháp.

C.Tây Ban Nha.

D.Anh.

Câu 23:
Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến năm 2000 là gì?

A.Là trung tâm giải quyết các mâu thuẫn về vấn đề dân tộc trên thế giới.

B.Ngăn chặn được nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.

C.Là trung gian hòa giải mọi tranh chấp quốc tế giữa các dân tộc.

D.Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.

Câu 24:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô đóng quân tại khu vực nào sau đây?

A.Tây Âu.

B.Nam Triều Tiên.

C.Đông Đức.

D.Tây Đức

Câu 25:

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là

A.củng cố quan hệ với Tây Âu.

B.hướng về các nước châu Á.

C.liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D.mở rộng quan hệ ra toàn cầu.

Câu 26:
Việc phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành Gagarin (1961) đánh dấu Liên Xô chính thức trở thành nước

A.khởi đầu cuộc cách mạng hậu công nghiệp.

B.đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ.

C.khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D.đầu tiên trên thế giới thám hiểm thiên nhiên.

Câu 27:
Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế

A.cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

B.tổng thống liên bang.

C.quân chủ lập hiến.

D.quân chủ chuyên chế.

Câu 28:
Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.

B.chống lại chế độ độc tài Batixta.

C.chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.

D.chống lại chế độ độc tài tay sai thân Mĩ.

Câu 29:
Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khôngliên quan đến vị thế của quốc gia nào sau đây?

A.Mĩ và Liên Xô

B.Mĩ.

C.Nga và Mĩ.

D.Liên Xô.

Câu 30:
Chiến tranh lạnh chấm dứt có tác động nào sau đây tới Việt Nam?

A.Giúp cho Việt Nam trở thành thành viên trụ cột trong ASEAN.

B.Thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam với ASEAN.

C.Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN chuyển sang thế đối đầu.

D.Tạo nền tảng để Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Câu 31:
Trong những năm 1945 - 2000, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Tây Âu?

A.Liên minh vì tiến bộ.

B.Cộng đồng châu Âu (EC).

C.Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

D.Tổ chức Hiệp ước Vácxava.

Câu 32:
Trong xu thế toàn cầu hoá từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền thương mại quốc tế có sự thay đổi như thế nào?

A.Diễn ra một chiều.

B.Rất thiếu bền vững.

C.Ngày càng suy yếu.

D.Phát triển nhanh chóng.

Câu 33:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh?

A.Các nước đế quốc suy yếu.

B.Trật tự hai cực Ianta đã được xác lập.

C.Các lực lượng dân tộc trưởng thành.

D.Liên Xô tăng cường viện trợ kinh tế

Câu 34:
Yếu tố nào quyết định tới sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh?

A.Thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ.

B.Tương quan lực lượng giữa các cường quốc.

C.Kết cục của chiến tranh thương mại Mĩ – Trung.

D.Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 35:
Yếu tố nào dưới đây quy định trật tự thế giới chỉ mang tính tương đối?

A.Hệ thống tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh.

B.Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C.Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc.

D.Vai trò điều tiết của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 36:
Năm 1995, Việt Nam và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao đã

A.tạo điều kiện để Việt Nam hoà nhập với thế giới.

B.xoá bỏ những khác biệt chính trị giữa hai nước.

C.chính thức chấm dứt thế đối đầu giữa hai nước.

D.tạo cơ sở để Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 37:
Sự kiện nào có tính chất “đột phá” góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?

A.Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thành công (1949).

B.Ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).

C.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1954).

D.Cách mạng Cuba lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ - Batista (1959).

Câu 38:
Một đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX là

A.khoa học trở thành lực lượng sản xuất.

B.khoa học cơ bản ít thành tựu.

C.kĩ thuật luôn đi trước khoa học.

D.khoa học tách rời kĩ thuật.

Câu 39:
Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á chưa giành được độc lập vào năm 1945?

A.Mã Lai.

B.Việt Nam.

C.Inđônêxia.

D.Lào.

Câu 40:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

B. quốc gia khởi đầu cách mạng “chất xám”.

C. siêu cường kinh tế số 1 của thế giới.

D. cường quốc kinh tế - chính trị của thế giới.