Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989) là

A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

B. sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.

C. phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp.

D. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.

Câu 2:
Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?

A. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.

B. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.

C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.

Câu 3:
Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến

A. không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.

B. giành thị trường quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.

C. với những xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô.

D. không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu 4:
Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là

A. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

B. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

D. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.

Câu 5:
Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70 của thế kỷ XX là

A. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế

C. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất

D. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan ra toàn thế giới

Câu 6:
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của

A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.

B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu.

C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động.

D. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mỹ.

Câu 7:
Biểu hiện nào dưới đây khôngphải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự xuất hiện của những hình thức tổ chức độc quyền về kinh tế.

B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

Câu 8:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã:

A. trở thành siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới

B. trở thành nền kinh tế đứng đầu châu Á và là chủ nợ lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ)

C. trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ)

D. trở thành trung kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ)

Câu 9:
Sau 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc vì?

A. thực dân Pháp xâm lược trở lại

B. quân phiệt Nhật xâm lược trở lại

C. thực dân Mỹ và Hà Lan xâm lược trở lại

D. thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á

Câu 10:
Sự kiện nào đánh dấu bắt đầu giai đoạn hoạt động khởi sắc của ASEAN?

A. các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác: Hiệp ước Bali (2/1976)

B. cuộc chiến tranh chống xâm lược của ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (1975)

C. từ “ASEAN 5” đã nâng lên “ASEAN 10”

D. 10 nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh (2007)

Câu 11:
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, một trong những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

B. coi trọng quan hệ với Đông Âu.

C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. chú trọng quan hệ với Trung Quốc.

Câu 12:
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 13:
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A.xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện.

B.xu thế toàn cầu hóa.

C.hòa bình được củng cố.

D.xu thế đa cực.

Câu 14:
Cho các sự kiện sau:

1. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

2. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A.1,3,2.

B.1,2,3.

C.2,1,3.

D.3,2,1.

Câu 15:

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?

A. Liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu.

B. Đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

D. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á