Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) được triệu tập vào thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

A. mới bùng nổ. 

B. đang ở giai đoạn ác liệt.

C. bước vào giai đoạn kết thúc.     

D. đã kết thúc.

Câu 2:

“…duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.”

(Sách giáo khoa lịch sử 12 nâng cao)

Nội dung trên là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Liên hợp quốc.                       

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh châu Âu.                 

D. Hội Quốc liên.

Câu 3:

Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản.

B. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

C. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

D. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây.

Câu 4:

Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

C. Thái Lan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.                 

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 5:

Bốn “con rồng” của kinh tế châu Á từ nửa sau thế kỉ XX đến nay là

A. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

B. Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ.

C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo.

D. Xingapo, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.

Câu 6:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng xanh. 

B.Cách mạng chất xám.

C. Cách mạng công nghệ.                      

D. Cách mạng công nghiệp.

Câu 7:

Tháng 7/1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với

A. Đài Loan.           

B. Hồng Kông.        

C. Ma Cao.             

D. Thượng Hải.

Câu 8:

Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu là do

A. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.

B. áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

C. chi phí quốc phòng thấp (khoảng 1% GDP).

D. nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của các nước Tây Âu.

Câu 9:

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

A. Muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc châu Âu.

B. Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế châu Âu.

C. Bị canh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ và Nhật Bản.

D. Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng, khống chế của Mĩ

Câu 10:

Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của

A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới. 

B. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu. 

C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. 

D. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ.

Câu 11:

Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 70 của thế kỉ XX là 

A. hệ thống tự động hóa đã thay thế hoàn toàn sức lao động con người.

B. sự phổ biến của các công nghệ như: vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo,...

C. công nghệ bước đầu được ứng dụng trong hoạt động sản xuất.

D. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Câu 12:

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là 

A. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

B. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. 

C. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. 

D. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.