Trắc nghiệm Địa 9 Bài 2 (có đáp án): Dân số và gia tăng dân số (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

A. đô thị hóa tự phát.

B. bùng nổ dân số.

C. ô nhiễm môi trường.

D. công nghiệp hóa.

Câu 2:

Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Câu 3:

So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có

A. dân số đông.

B. dân số ít.

C. dân số trẻ.

D. dân số già.

Câu 4:

Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

A. 13.

B. 15.

C. 14.

D. 10.

Câu 5:

Trước đây, nguyên nhân chủ yếu gây mất cân đối tỉ số giới tính của nước ta khi sinh là

A. dịch bệnh lây lan.

B. đô thị hóa tự phát. 

C. chiến tranh kéo dài.

D. phân bố dân cư hợp lí.

Câu 6:

Đánh giá nào dưới đây không phải khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi hiện nay đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

A. Đảm bảo đủ lực lượng lao động để phát triển kinh tế - xã hội.

BNhu cầu lớn về vấn đề lương thực, nhà ở, an ninh môi trường.

C. Giải quyết việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động.

D. Nhu cầu lớn về giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Câu 7:

Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Câu 8:

Khu vực Tây Nguyên của nước ta lại có tỉ số giới tính cao do

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư

Câu 9:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Câu 10:

Nhờ việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đã

A. tăng lên.

B. không thay đổi.

C. giảm xuống.

D. xuống mức âm.

Câu 11:

Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là

A. chuyển cư từ thành thị về các vùng nông thôn.

Bđưa dân từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên.

C. thực hiện chính sách di dân tự do giữa các vùng.

D. phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư.

Câu 12:

Tỉ số giới tính của nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. không khác nhau giữa nông thôn-thành thị.

B. ảnh hưởng mạnh của hiện tượng chuyển cư.

C. cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng.

D. các tỉnh thuộc Tây Nguyên có tỉ số giới tính thấp.

Câu 13:

Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây đúng về dân số nước ta?

A. Số dân đông nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tăng.

C. Tỉ số giới tính của dân số không thay đổi.

D. Tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi 0 - 14 cao.

Câu 15:

Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là

A. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.

B. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.

C. nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.

D. tuổi thọ trung bình của người dân cao.

Câu 16:

Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số

A. trẻ.

B. già.

C. vàng.

D. ổn định.

Câu 17:

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng

A. nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

B. nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng

C. nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

D. nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.

Câu 18:

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang thay đổi theo hướng

A. trẻ hóa.

B. già hóa.

C. cân bằng.

D. mất cân bằng.

Câu 19:

Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

A. Chiến tranh.

B. Hòa bình.

C. Quy mô dân số.

D. Xuất cư, nhập cư.

Câu 20:

Hiện nay, nhân tố nào tác động mạnh đến tỉ số giới tính ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Tác động chiến tranh.

C. Chuyển dịch ngành kinh tế.

D. Quá trình chuyển cư.