Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực
A. đồng bằng, ven biển
B. miền núi.
C. vùng biên giới.
D. cao nguyên.
Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở
A. đồng bằng.
B. ven biển
C. miền núi.
D. thành phố lớn.
Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng
A. trên 1000 người/km2.
B. 500 người/km2.
C.100 – 1000 người/km2.
D. 100 người/km2.
Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở
A. ngoại thành.
B. ven biển.
C. nông thôn.
D. thành thị.
Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm
A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.
B. bằng tỉ lệ dân thành thị.
C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.
D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.
Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là
A. làng, ấp.
B. buôn, plây.
C. phum, sóc.
D. bản, phum.
Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là
A. làng, ấp.
B. phum, sóc.
C. buôn, plây.
D. bản.
,Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là
A. làng.
B. plây.
C. phum.
D. bản.
Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là
A. làng.
B. bản.
C. phum, sóc.
D. plây.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là
A. dịch vụ.
B. nông nghiệp.
C. công nghiệp.
D. du lịch.
Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố
A. trải rộng theo lãnh thổ.
B. thưa thớt, phân tán.
C. đông đúc, tập trung.
D. tại một số khu vực cụ thể.
Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô
A. lớn.
B. rất lớn.
C. vừa và nhỏ.
D. nhỏ.
Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?
A. Cao.
B. Đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
C. Thấp.
D. Thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là
A. sức ép dân số đến kinh tế - xã hội.
B. thiếu lao động để khai thác kinh tế.
C. cạn kiệt tài nguyên.
D. ô nhiễm môi trường.
Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư đối với khu vực đồng bằng?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Cạn kiệt tài nguyên.
C. Tệ nạn xã hội.
D. Thiếu lao động.
Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn?
A. Mật độ dân số thấp.
B. Kinh tế chủ yếu là dịch vụ.
C. Nhà cửa thấp, thưa thớt.
D. Dân cư sống thành bản, làng.
Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là
A. mật độ dân số.
B. hoạt động kinh tế.
C. nhà cửa.
D. lối sống.
Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do
A. điều kiện sống thuận lợi.
B. nông nghiệp phát triển.
C. lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
D. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.
Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do
A. điều kiện sống khó khăn.
B. tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.
D. là thượng nguồn của các con sông.