Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điểm nào sau đây thể hiện nước ta dân đông?

A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới

B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào

C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước

D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước

Câu 2:

Nhận xét nào sau đây không còn đúng với dân cư Việt Nam hiện nay?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

B. Dân số còn tăng nhanh

C. Cơ cấu dân số trẻ

D. Phân bố dân cư chưa hợp lí

Câu 3:

Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là:

A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

B. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn

D. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều

Câu 4:

Khó khăn nào sau đây không phải do dân số đông gây ra?

A. Trở ngại cho phát triển kinh tế

B. Trở ngại cho nâng cao đời sống

C. Trở ngại cho bảo vệ môi trường

D. Trở ngại cho nâng cao đời sống

Câu 5:

Số dân tộc ở nước ta hiện này là

A. 52

B. 53

C. 54

D. 55

Câu 6:

So với tổng số dân cả nước, dân tộc Kinh chiếm (%)

A. 66,2

B. 76,2

C. 86,2

D. 96,2

Câu 7:

Số người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài hiện nay là (triệu người)

A. 1,2

B. 2,2

C. 3,2

D. 4,2

Câu 8:

Các nước ngoài có người Việt đang sinh sống nhiều nhất là

A. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc

B. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, một số nước châu Âu

C. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản

D. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Lào

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư, dân tộc nước ta?

A. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau

B. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất

C. Sự phát triền kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch

D. Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao

Câu 10:

Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ

A. 10

B. 11

C. 12

D.13

Câu 11:

Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12:

Dân số nước ta năm 2006 là (triệu người)

A. 84,1

B. 84,2

C. 84,3

D. 84,4

Câu 13:

Đặc điểm nào sau đây không phải của dân số nước ta hiện nay?

A. Đông

B. Trẻ

C. Tăng nhanh

D. Phân bố không đều

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?

A. Dân số nước ta tăng nhanh

B. Việt Nam là một nước đông dân

C. Phần lớn dân số ở thành thị

D. Cơ cấu dân số chuyển sang già

Câu 15:

Thời kì nào sau đây, ở nước ta diễn ra sự bùng nổ dân số?

A. Từ năm 1989 - 1999

B. Từ sau năm 2000

C. Đầu thế kỷ XX

D. Nửa cuối thế kỷ XX

Câu 16:

Do dân số đông và tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc

A. Cải thiện chất lượng cuộc sống

B. Mở rộng thị trường tiêu thụ

C. Giải quyết được nhiều việc làm

D. Khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn

Câu 17:

Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là

A. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế

B. Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện

C. Không đảm bảo sự phát triển bền vững

D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao

Câu 18:

Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là

A. Ô nhiễm môi trường

B. Giảm tốc độ phát triển kinh tế

C. Giảm GDP bình quân đầu người

D. Cạn kiệt tài nguyên

Câu 19:

Giai đoạn nào sau đây, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nước ta cao nhất

A. 1954- 1960

B. 1960- 1965

C. 1965 - 1970

D. 1970- 1976

Câu 20:

Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng khoảng

A. 70 vạn người

B. 80 vạn người

C. 90 vạn người

D. 1 triệu người

Câu 21:

Nguyên nhân bao trùm nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện tốt

A. Công tác kế hoạch hoá gia đình

B. Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

C. Các hoạt động giáo dục dân số

D. Các hoạt động về kiểm soát sự gia tăng tự nhiên

Câu 22:

Mật độ dân số trung bình ở nước ta năm 2006 là (người/km2)

A. 251

B. 252

C. 253

D. 254

Câu 23:

So với dân số cả nước, số dân tập trung ở đồng bằng nước ta khoảng (%)

A. 72

B. 73

C. 74

D. 75

Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng

B. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư ít

C. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông

D. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình của cả nước

Câu 25:

Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?

A. Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ

Câu 26:

Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Tây Nguyên

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 27:

Tây Nguyên có mật độ dân số cao hơn

A. Đông Bắc

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ

Câu 28:

Trong cơ cấu dân số nước ta, dân thành thị chiếm khoảng (%)

A. 25

B. 26

C. 27

D. 28

Câu 29:

Trong cơ cấu dân số nước ta, dân nông thôn chiếm khoảng (%)

A. 70

B. 71

C. 72

D. 73

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta?

A. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị

B. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn

C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn

D. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng

Câu 31:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc

A. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên

B. Khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí

C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

D. Đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên

Câu 32:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là

A. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá

B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng

C. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp phát triển

D. Đời sống nhân dân thành thị nâng cao

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta?

A. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước

B. Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển

C. Mật độ dân cư ở đồi núi và cao nguyên cao nhất

D. Phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn

Câu 34:

Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng

C. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị

D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn

Câu 35:

Nội dung nào sau đây của Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí?

A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng

C. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị

D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn