Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (có đáp án): Đô thị hóa (Phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ đô thị hóa thấp.

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 2:

So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào

A. cao.

B. khá cao.

C. trung bình.

D. thấp.

Câu 3:

Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là

A. phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị.

B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.

C. kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố.

D. xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn.

Câu 4:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?

A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.

B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng.

D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm.

Câu 5:

Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 6:

Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7:

Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.

Câu 8:

Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay?

A. Hà Nội.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 9:

Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất.

B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn.

Câu 10:

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần

A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị.

B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị.

C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.

Câu 11:

Nhận định nào dưới đây không phải hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta đã và đang gây ra?

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. An ninh, trật tự xã hội.

D. Nâng cao đời sống người dân.

Câu 12:

Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?

A. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Thúc đẩy nông - lâm - ngư phát triển.

Câu 13:

Các đô thị nào dưới đây của nước ta có chức năng tổng hợp?

A. Hà Nội và Đà Nẵng.

B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

D. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 14:

Giải pháp nào dưới đây nhằm giảm tình trạng di dân tự do ở các vùng núi, trung du?

A. Giao đất, giao rừng cho dân, phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo.

C. Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xoá đói giảm nghèo.

D. Xoá đói giảm nghèo, thành lập vùng định cư, giao đất, giao rừng cho dân.