Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự phân hoá mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta?

A. Sự phân hoá khí hậu.

B. Sự phân hoá đất đai.

C. Độ cao địa hình khác nhau.

D. Hệ thống sông khác nhau.

Câu 2:

Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?

A. Các loại đất trồng khác nhau giữa các vùng đất nước.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ.

C. Nguồn nước khác nhau rất nhiều giữa các đồng bằng.

D. Địa hình đa dạng, có cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

Câu 3:

Phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là do sự phân hoá của các điều kiện

A. Địa hình, khí hậu.

B. Khí hậu, nguồn nước.

C. Nguồn nước, địa hình.

D. Địa hình, đất trồng.

Câu 4:

Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới không cần chú ý đến vấn đề

A. xâm thực, xói mòn.

B. bạc màu, giảm độ phì.

C. đầm lầy hoá.

D. sa mạc hoá.

Câu 5:

Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là

A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn.

B. chăn gia cầm và cây hàng năm.

C. cây hàng năm và cây lâu năm.

D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 6:

Thế mạnh nào sau đây không phải ở đồng bằng nước ta?

A. Cây trồng ngắn ngày.

B. Cây lâu năm.

C. Thâm canh, tăng vụ.

D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 7:

Để phòng chống tính bấp bênh trong nông nghiệp do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra, nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp nước ta là phòng chống

A. Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh.

B. Dịch bệnh, động đất, sâu bệnh.

C. Sâu bệnh, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

D. Dịch bệnh, lũ quét, sâu bệnh.

Câu 8:

Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta?

A. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.

C. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Câu 9:

Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hoá ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. Sự biến động của thị trường.

B. Nguồn lao động đang giảm.

C. Các thiên tai ngày càng tăng.

D. Tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng với việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?

A. Cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng phòng tránh thiên tai.

C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ vào giao thông và chế biến nông sản.

D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước.

Câu 11:

Tính mùa vụ của nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc

A. Sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản nông sản.

B. Đẩy mạnh hoạt động vận tải.

C. Tăng cường sản xuất chuyên môn hoá.

D. Áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến.

Câu 12:

Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

B. Đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu.

C. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.

D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Câu 13:

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

B. Tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.

C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

D. Mở rộng thị trường trong nước về các loại nông sản.

Câu 14:

Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp nước ta hiện nay?

A. Là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền.

B. Là nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.

C. Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

D. Chuyển nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại.

Câu 15:

Đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền là

A. Phần lớn sản phẩm dùng để cung cấp cho thị trường.

B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

C. Tạo ra nhiều lợi nhuận, sử dụng ngày càng nhiều máy móc.

D. Phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá.

Câu 16:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hoá?

A. Người dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

B. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.

C. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng ngày càng nhiều máy móc.

D. Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất rất nhiều loại sản phẩm.

Câu 17:

Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp cổ truyền?

A. Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.

B. Đẩy mạnh thâm canh.

C. Dùng nhiều sức người.

D. Sử dụng nhiều công nghệ mới.

Câu 18:

Ở nước ta, điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hoá chưa có ở

A. khắp mọi nơi.

B. vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá.

C. các vùng gần trục giao thông.

D. các thành phố lớn.

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp nước ta hiện nay?

A. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá.

B. Nông nghiệp hàng hoá ngày càng phát triển cả trong trồng trọt lẫn chăn nuôi.

C. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

D. Nền nông nghiệp cổ truyền không còn ở các địa phương trong nước.

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây đúng với nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta?

A. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.

B. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.

C. Không cần tạo ra nhiều nông sản.

D. Sử dụng ngày càng nhiều vật tư nông nghiệp.

Câu 21:

Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp hàng hoá?

A. Người sản xuất không quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

B. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.

C. Năng suất lao động cao.

D. Sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá.

Câu 22:

Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

B. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.

C. Năng suất lao động thấp.

D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.

Câu 23:

Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là

A. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản lượng.

B. mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.

C. phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ.

D. nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.