Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (Phần 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.
B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.
C. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng.
D. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cung giảm.
Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là
A. Cây công nghiệp, cây rau đậu.
B. Cây lương thực, cây công nghiệp.
C. Cây rau đậu, cây ăn quả.
D. Cây lương thực, cây ăn quả.
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực.
B. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
C. Do thiếu lao động trong sản xuất lương.
D. Do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.
Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa.
B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.
C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Việc mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực của nước ta trong giai đoạn 1990 đến năm 2005 diễn ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Miền núi và trung du.
Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
B. Mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
C. Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
D. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. Tăng diện tích canh tác.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Đẩy mạnh khai hoang phục hóa.
D. Tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A. Có năng suất lúa cao hơn.
B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn.
C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.
D. Có trình độ thâm canh cao hơn.
Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là
A. Cói, đay, mái, lạc, đậu tương.
B. Mía, lạc đậu tương, chè, thuốc lá.
C. Mía lạc, đậu tường, điều, hồ tiêu.
D. Điều, hồ tiêu, dâu tằm, bông.
Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có
A. Địa hình, đất đai phù hợp.
B. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
C. Nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
D. Thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.
Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Vấn đề thuỷ lợi.
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.