Trắc nghiệm Địa Lí 12: Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có bao nhiêu phái biểu sau đây đúng về tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta?

1) Là sự săp xêp, phôi họp các cơ sở sản xuât công nghiệp trên một lãnh thố.

2) Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội.

3) Là một công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4) Gồm tổ chức lãnh thồ theo ngành, theo thanh phần kinh tế

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2:

Hình thức nào sau đây không thuộc tổ chức lãnh thổ công nghiệp

A. Điểm công nghiệp

B. Trang trại sản xuất

C. Vùng công nghiệp

D. Trung tâm công nghiệp

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp ở nước ta

A. Chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ

B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc tiêu thụ

C. Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất

D. Ở nước ta không có điểm công nghiệp

Câu 4:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về khu công nghiệp của nước ta?

1) Mới được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.

2) Do Chính phủ quyết định thành lập.

3) Có ranh giới xác định.

4) Không có dân cư sinh sống

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không phải của khu công nghiệp

A. Do Chính phủ quyết định thành lập

B. Chuyên sản xuất công nghiệp

C. Gắn với các khu dân cư sinh sống

D. Phân bố không đều theo lãnh thố

Câu 6:

Khu công nghiệp tập trung còn được gọi là

A. khu thương mại tự do, khu chế xuất

B. khu chế xuất, khu công nghệ cao.

C. khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế

D. khu thương mại tự do, khu công nghệ cao

Câu 7:

Các khu công nghiệp tập trung nhất ở

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Duyên hải miền Trung

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 8:

Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở

A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung

B. Đồng bàng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi phía Bắc

C. Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng

D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ

Câu 9:

Nguyên nhân làm cho TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải do những thuận lợi chủ yếu về

A. vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

B. nguồn lao động có tay nghề

C. thị trường và kết cấu hạ tầng

D. số dân đông đúc

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta

A. Phân bố không đều theo lãnh thổ

B. Tập trung nhất ở Đông Nam Bộ

C. Hình thành từ lâu đời ở nước ta

D. Không có dân cư sinh sống

Câu 11:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm của trung tâm công nghiệp?

1) Khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn.

2) Mỗi trung tâm thường có ngành chuyên môn hoá, ngành bổ trợ và phục vụ.

3) Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.

4) Là hình thức tả chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ thấp

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12:

Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa quốc gia

A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội

B. Hà Nội, Hải Phòng

C. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

Câu 13:

Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa vùng

A. Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

C. Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang

D. Nha Trang, Đà Nẵng, Huế

Câu 14:

Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa địa phương

A. Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hoà, Cần Thơ

B. Biên Hoà, Vinh, Nam Định, Đà Nẵng

C. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang

D. Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng

Câu 15:

Loại hình nào sau đây không thuộc vào sự phân loại theo vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ

A. Các trung tâm lớn

B. Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia

C. Các trung tâm có ý nghĩa vùng

D. Các trung tâm có ý nghĩa địa phương

Câu 16:

Loại hình nào sau đây không thuộc vào sự phân loại trung tâm công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp

A. Các trung tâm rất lớn

B. Các trung tâm có ý nghĩa vùng

C. Các trung tâm lớn

D. Các trung tâm trung bình

Câu 17:

Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại rất lớn

A. Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh

C. Đà Nẵng

D. Biên Hoà

Câu 18:

Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại lớn

A. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Đà Nẵng

B. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vinh

C. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu

D. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Hạ Long

Câu 19:

Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại trung bình

A. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng

B. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu

C. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hoà

D. Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ

Câu 20:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm cua vùng công nghiệp?

1) Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh).

2) Ranh giới vùng chỉ mang tính quy ước.

3) Có mọt số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.

4) Là khu vực rất tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm các tỉnh thuộc

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh

B. Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh

C. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 22:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 2 bao gồm các tỉnh

A. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

B. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

C. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

D. Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Câu 23:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 3 bao gồm các tỉnh

A. thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

C. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

D. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

Câu 24:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 4 bao gồm các tỉnh

A. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

B. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

C. Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng

D. thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 25:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 5 bao gồm các tỉnh

A. thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

C. thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

D. từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

Câu 26:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 6 bao gồm các tỉnh

A. thuộc Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

C. thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

Câu 27:

Quảng Ninh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhưng trong quy hoạch công nghiệp lại thuộc vùng công nghiệp số

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:

Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, nhưng trong quy hoạch công nghiệp lại thuộc vùng công nghiệp số

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 29:

Vùng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi phía Bắc

B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long