Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là
A. bảo vệ an ninh, quốc phòng.
B. tạo điều kiện giao lưu giữa các dân tộc.
C. vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.
D. đảm bảo mối liên hệ giữa các vùng kinh tế.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về giao thông vận tải nước ta hiện nay?
1) Mạng lưới phát triển khá toàn diện.
2) Có nhiều loại hình vận tải khác nhau.
3) Có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
4) Hệ thống đường bộ đã hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về mạng lưới đường ô tô nước ta hiện nay?
1) Đã được mở rộng.
2) Đã được hiện đại hoá.
3) Đã phủ kín các vùng.
4) Đã có mật độ dày đặc ở miền núi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Ở nước ta hiện nay, loại đường có khối lượng vận chuyên hành khách và hàng hoá lớn nhất là đường
A. biển.
B. hàng không.
C. sắt.
D. ô tô.
Loại đường nào sau đây ở nước ta hiện nay có khối lượng luân chuyên hàng hoá và hành khách lớn nhất?
A. Đường ô tô.
B. Đường sắt.
C. Đường biển.
D. Đường sông.
Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là
A. Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.
B. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 14.
C. Quốc lộ 14 và quốc lộ 1.
D. Quốc lộ 1 và quốc lộ 6.
Quốc lộ 1 chạy từ đâu đến đâu?
A. Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội đến Cà Mau.
C. Hà Nội đến Kiên Giang..
D. Lạng Sơn đến Cà Mau.
Chiều dài của quốc lộ 1 là (km)
A. 2.100.
B. 2.200.
C. 2.300.
D. 2.400.
Quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quốc lộ 1?
1) Chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn.
2) Chiều dài là 2.300km.
3) Nối 6 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
4) Có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phía tây đất nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?
A. Đường biển và đường sông.
B. Đường ô tô và đường sắt.
C. Đường hàng không và đường biển.
D. Đường ô tô và đường hàng không.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đường Hồ Chí Minh?
1) Trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
2) Thúc đẩy sự phát triển lãnh thổ phía tây đất nước.
3) Đã hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
4) Tổng chiều dài là 2.300km.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là
A. khí hậu và thời tiết thất thường.
B. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao.
Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong luân chuyển hành khách là
A. đường sắt.
B. đường bộ.
C. đường hàng không.
D. đường sông.
Loại hình vận tải luôn chiếm ưu thế trong ngành giao thông vận tải nước ta là
A. đường sắt.
B. đường bộ.
C. đường sông.
D. đường biển.
Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hành khách là
A. đường sông.
B. đường sắt.
C. đường bộ.
D. đường hàng không.
Điểm nào sau đây không đúng với vai trò của tuyến quốc lộ 1?
A. Góp phần thúc đẩy sự phân hoá lãnh thổ.
B. Đi qua các trung tâm dân cư.
C. Nối các vùng kinh tế.
D. Tạo thuận lợi giao lưu với Lào.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới giao thông vận tải nước ta?
A. Hoà nhập vào mạng lưới giao thông vận tải của khu vực.
B. Phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình khác nhau.
C. Mỗi loại hình vận tải có vai trò riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. Vận tải đường biến chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hoá.
Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến
A. đường biển quốc tế.
B. giao thông theo hướng Bắc - Nam.
C. vận tải chuyên môn hoá.
D. đường theo hướng Tây - Đông.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm của đường bộ nước ta?
1) Được hiện đại hoá.
2) Mạng lưới đường đã phủ kín các vùng.
3) Ngày càng được mở rộng.
4) Non trẻ, nhưng phát triển nhanh.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
A. quốc lộ 1.
B. đường 14.
C. đường Hồ Chí Minh
D. đường sắt Thống Nhất.
Trục đường xuyên quốc gia thứ hai có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải phía tây đất nước là
A. đường 14.
B. đường Hồ Chí Minh.
C. đường 15.
D. đường 61.
Tổng chiều dài đường sắt nước ta là (km)
A. 3.142.
B. 3.143.
C. 3.144.
D. 3.145.
Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là
A. Hà Nội - Hải Phòng.
B. Hà Nội - Lào Cai.
C. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội - Thái Nguyên.
Đường sất Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh dài (km)
A. 1.725.
B. 1.726.
C. 1.727.
D. 1.728.
Trục giao thông đường sắt quan trọng theo hướng Bắc - Nam ở nước ta chạy dài từ đâu đến đâu?
A. Hà Nội - Lào Cai.
B. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội - Thái Nguyên.
D. Hà Nội - Đồng Đăng.
Tuyến đường sắt nối Đồng bằng sông Hồng tới biên giới Việt - Trung là
A. Hà Nội - Đồng Đăng.
B. Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội - Thái Nguyên.
D. Hà Nội - Hải Phòng.
Tuyến đường sắt gắn với vùng than Đông Bắc là
A. Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.
B. Hà Nội - Lào Cai.
C. Hà Nội - Hải Phòng.
D. Hà Nội - Đồng Đăng.
Vận tải đường sông nước ta không phải tập trung chủ yếu trong hệ thống sông nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Hồng - Thái Bình.
C. Mê Kông - Đồng Nai.
D. Miền Trung.
Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là
A. trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.
B. các phương tiện vận tải ít được cải tiến.
C. các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.
D. tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.