Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (Phần 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là
A. Bắc Mĩ và châu Á.
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
D. Châu Âu và châu Phi.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
A. Di tích, lễ hội.
B. Di tích, khí hậu.
C. Lễ hội, địa hình.
D. Địa hình, di tích.
Trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta không phải là
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội.
C. Cần Thơ.
D. Đà Nẵng.
Về phương diện du lịch, đâu không phải vùng du lịch ở nước ta?
A. Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm
A. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Nha Trang.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Đà Lạt.
D. TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.
Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng
A. Đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường.
B. Chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc.
C. Chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
D. Chủ yếu tập trung vào thị trường Đông Nam Á.
Biểu hiện nào không nói lên được sự phong phú của tài nguyên du lịch về mặt địa hình của nước ta?
A. Có 200 hang động.
B. Có nhiều sông, hồ.
C. Có 2 di sản thiên nhiên thế giới.
D. Có 125 bãi biển.
Mặt hàng nào không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta?
A. Hàng nông - lâm - thuỷ sản.
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).
C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì
A. Giá cả hợp lý.
B. Nhiều bãi biển đẹp.
C. Không có mùa đông lạnh.
D. Cơ sở lưu trú tốt.
Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
B. Vịnh Hạ Long và quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa và thành nhà Hồ.
Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Số lượng du khách đến tham quan.
B. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
C. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
D. Chất lượng đội ngũ trong ngành.
Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt nam?
A. Văn hóa cồng chiêng Tây nguyên.
B. Di sản nhã nhạc cung đình Huế.
C. Di sản quần thể di tích cố đô Huế.
D. Di sản hát quan họ Bắc Ninh.
Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều gì sau đây?
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
C. Nhu cầu tiêu dùng.
D. Người dân tiêu dùng hàng ngoại xa xỉ.
Tính đến nay địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới là
A. Thanh Hóa.
B. Hòa Bình.
C. Quảng Nam.
D. Quảng Bình.