Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 (có đáp án): Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên (phần 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. mùa khô kéo dài.
B. tài nguyên khoáng sản ít.
C. có nhiều ô trũng ngập nước.
D. đất phèn chiếm diện tích lớn.
Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. có giá trị lớn về thủy điện.
B. ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
C. chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông.
D. lượng nước hạn chế và ít phù sa.
Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất
A. ôn đới.
B. cận xích đạo.
C. nhiệt đới.
D. cận nhiệt đới.
Tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. An Giang.
B. Trà Vinh.
C. Long An.
D. Bến Tre.
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Đồng Tháp.
B. Cần Thơ.
C. An Giang.
D. Cà Mau.
Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau.
B. Cần Thơ.
C. Vĩnh Long.
D. Hậu Giang.
Chủ động sống chung với lũ là phương hướng đối phó với lũ ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Dải đồng bằng Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết ĐBSCL có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong..
D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây ở ĐBSCL có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng?
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Cà Mau.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long than bùn phân bố ở nơi nào sau đây?
A. U Minh.
B. Hà Tiên.
C. Long Xuyên.
D. Rạch Giá.
Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết Đồng bằng sông Cửu Long không có khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An.
B. Năm Căn.
C. Vân Phong.
D. Phú Quốc.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
A. Đồng Tháp.
B. An Giang.
C. Cà Mau.
D. Cần Thơ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết ĐBSCL có các loại khoáng sản nào sau đây?
A. Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.
B. Đá axit, đá vôi xi măng, bôxit.
C. Đá axit, đá vôi xi măng, than đá.
D. Đá axit, đá vôi xi măng, than nâu.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở ĐBSCL là
A. có nhiều cửa sông đổ ra biển.
B. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
D. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.