Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (Phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là
A. thung lũng sông Đà.
B. thung lũng sông Mã.
C. thung lũng sông Cả.
D. thung lũng sông Thu Bồn.
Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là
A. dãy Hoàng Liên Sơn.
B. dãy Pu Sam Sao.
C. dãy Hoành Sơn.
D. dãy Bạch Mã.
Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi nào sau đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm
A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế.
B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam.
C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây.
D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc.
Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là
A. duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở
A. rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
B. rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long.
C. rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.
D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Kon Ka Kinh.
B. Ngọc Linh.
C. Lang Bian.
D. Bà Đen.
Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở
A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình.
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung.
Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là đặc điểm nào của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Địa hình nước ta khá đa dạng
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.
Địa hình của nước ta không có vùng nào dưới đây?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Trường Sơn Bắc.
Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của
A. vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
B. vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có bốn cánh cung lớn.
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta là nét nổi bật của địa hình vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam.
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan..
Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam.
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam là
A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam.
B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình.
C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m.
D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.
Đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc không phải là
A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
B. có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
C. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
C. Quảng Trị và Quảng Bình.
D. Thanh Hóa và Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào sau đây?
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
C. Quảng Trị và Quảng Bình.
D. Thanh Hóa và Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng Nghệ An.
C. Đồng bằng Hà Tĩnh.
D. Đồng bằng Thanh Hóa.
Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.