Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 9 (phần 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. Tín phong bán cầu Nam.

C. Gió tây nam.

 D. Gió mùa Đông Bắc.

Câu 2:

Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg) là một khối khí nóng ẩm, nhưng khi thổi vào duyên hải miền Trung nước ta lại gây thời tiết khô nóng, vì khối khí này

A. đã vượt qua dãy Trường Sơn.

B. đã gây mưa hết cho Nam Bộ.

C. đã bị biến tính qua chặng đường dài.

D. đã gặp khu vực địa hình hẹp ngang.

Câu 3:

Thời tiết do gió phơn mang lại là

A. lạnh khô.

B. khô nóng..

C. lạnh ẩm.

D. ẩm ướt.

Câu 4:

Gió mùa Tây Nam xuất phát từ

A. cao áp Tây Thái Bình Dương.

B. cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam.

C. các cao áp phương Bắc.

D. cao áp Bắc Ấn Độ Dương.

Câu 5:

Dải hội tụ chí tuyến chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta nằm giữa hai khối khí

A. Bắc Ẩn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

B. Bắc Ấn Độ Dương và chí tuyến bán cầu Nam.

C. Tây Thái Bình Dương và chí tuyến bán cầu Nam.

D. chí tuyến bán cầu Nam và bắc Ấn Độ Dương.

Câu 6:

Dải hội tụ chí tuyến chạy theo hướng vĩ tuyến vắt ngang qua nước ta vào giữa và cuối mùa hạ nằm giữa hai khối khí

A. Bắc Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

B. Bắc Ẩn Độ Dương và chí tuyến bán cầu Nam.

C. Tây Thái Bình Dương và chí tuyến bán cầu Nam.

D. chí tuyến bán cầu Nam và bắc Ấn Độ Dương.

Câu 7:

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là

A. gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

B. gió Tây Nam và giỏ tây nam.

C. gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

D. gió Tây Nam và Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 8:

Nguvên nhân gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của

A. bão và áp thấp nhiệt đới.

B. khối khí Bắc Ẩn Độ Dương.

C. khối khí cận chí tuyến bán cầu Nam.

D. dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 9:

Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuôi mùa hạ là do

A. gió tây nam  và dải hội tụ nhiệt đới.

B. trông và dải hội tụ nhiệt đới.

C. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 10:

Miền Bắc có đặc điểm khí hậu là

A. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

B. mùa khô và mùa mưa rất rõ rệt.

C. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa các khu khí hậu.

D. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ khô nóng.

Câu 11:

Miền Nam có đặc điểm khí hậu là

A. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

B. mùa khô và mùa mưa rất rõ rệt.

C. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa các khu khí hậu.

D. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ khô nóng.

Câu 12:

Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do

A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.

D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.

Câu 13:

Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có

A. sự đối lập về thời gian mùa mưa và mùa khô.

B. sự trùng hợp về thời gian mùa mưa và mùa khô.

C. sự lệch nhau về thời gian mùa mưa và mùa khô.

D. sự khác nhau ít về thời gian mùa mưa và mùa khô.

Câu 14:

Sự phân mùa khí hậu của nước ta chủ yếu do

A. bức xạ Mặt Trời.

B. hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

C. hoạt động của gió mùa.

D. sự phân bố lượng mưa theo mùa.

Câu 15:

Các loại gió chủ yếu ở nước ta gồm có

A. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc.

B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, gió tây nam, gió Tây khô nóng.

C. gió mùa Đông Bắc, gió đông nam, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam.

D. gió mùa Đông Bắc, gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc, gió đông nam.

Câu 16:

Loại gió gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. gió tây nam.

D. Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 17:

Gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng do gió này có

A. tốc độ lớn.

B. tầng ẩm dày.

C. vượt qua xích đạo.

D. bị đổi hướng.

Câu 18:

Điểm nào sau đây không đúng với gió tây nam có nguồn gốc từ khối khí Bấc Àn Độ Dương thổi vào nước ta?

A. Xuất phát từ vịnh Tây Bengan.

B. Thổi theo hướng tây nam.

C. Gây mưa lớn cho Tây Nguyên.

D. Gây mưa nhiều cho duyên hải miền Trung.

Câu 19:

Điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Tây Nam?

A. Xuất phát từ cao áp chí tuyến bán cầu Bắc.

B. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam.

C. Thổi vào đồng bằng Bắc Bộ theo hướng đông nam.

D. Gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam nước ta.

Câu 20:

Điểm nào sau đây không đúng với dải hội tụ nhiệt đới vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta?

A. Vắt ngang qua nước ta.

B. Chậm dần từ bắc vào nam.

C. Gây mưa lớn.

D. Không ảnh hưởng đến miền Nam.

Câu 21:

Điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Tây Nam ở nước ta?

A. Hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ.

B. Gây mưa ở miền Bắc và miền Nam.

C. Chạy dọc theo hướng kinh tuyến.

D. Thổi vào đồng bằng Bắc Bộ hướng đông nam.

Câu 22:

Điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Thổi từ tháng XI đến tháng IV.

B. Gây nên mùa đông lạnh trong cả nước.

C. Gây mưa phùn vào nửa cuối mùa đông.

D. Gây mưa lớn khi gặp dãy Trường Sơn Bắc.

Câu 23:

Điểm nào sau đây không đúng với gió tây nam?

A. Thổi vào đầu mùa hạ.

B. Gây mưa lớn cho Tây Nguyên.

C. Gây mưa lớn cho Nam Bộ.

D. Gây mưa lớn cho duyên hải miền Trung.

Câu 24:

Gió đông nam ở đồng bằng Bắc Bộ vào giữa và cuối mùa hạ có nguồn gốc từ

A. cao áp chí tuyến tây Thái Bình Dương.

B. cao áp chí tuyến bán cầu Nam.

C. cao áp phương Bắc.

D. cao áp Bắc Ấn Độ Dương.

Câu 25:

Mưa “Tiểu mãn” ở miền Trung là do hoạt động của

A. dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ.

B. dải hội tụ nhiệt đới ở giữa và cuối mùa hạ.

C. gió mùa Tây Nam.

D. gió tây nam.

Câu 26:

Đầu mùa hạ ở đồng bằng Bắc Bộ thường có

A. mưa phùn.

B. mưa bão.

C. mưa dông nhiệt.

D. mưa ngâu.

Câu 27:

Tháng mưa cực đại chậm dần từ bắc vào nam là do

A. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời dịch chuyển về phía bán cầu Nam.

B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển từ bắc vào nam.

C. hoạt động của gió mùa Tây Nam mạnh dần về các tháng sau.

D. hoạt động của bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 28:

Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc là do

A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ bắc vào nam.

B. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.

C. miền Nam có vị trí địa lí gần xích đạo hơn.

D. miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.

Câu 29:

Hiện tượng phơn khô nóng xảy ra ở nước ta là do gió tây nam gặp dãy núi

A. Trường Sơn.

B. Hoàng Liên Sơn.

C. ở biên giới Việt - Trung.

D. ở Bạch Mã.

Câu 30:

Nơi nào sau đây không có hiện tượng "phơn" khô nóng về mùa hạ ở nước ta?

A. Phía nam Tây Bắc.

B. Đồng bằng Bắc Bộ.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Tây Nguyên.

Câu 31:

Loại gió nào sau đây không phải là gió mùa ở nước ta?

A. Gió mùa Tây Nam.

B. Gió mùa Đông Bắc.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. Gió Tây khô nóng.

Câu 32:

Tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ là tháng VIII, vì vào tháng này ở đây có

A. hoạt động của gió mùa Tây Nam.

B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

C. Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 33:

Nguyên nhân gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ vào đầu mùa hạ là do

A. gió tây nam.

B. gió mùa Tây Nam.

C. bão và áp thấp nhiệt đới.

D. Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 34:

Nguyên nhân gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ vào giữa và cuối mùa hạ là do

A. gió tây nam.

B. gió mùa Tây Nam.

C. bão và áp thấp nhiệt đới.

D. Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 35:

Nhiệt độ trung bình tháng của nước ta

A. tăng dần từ bắc vào nam.

B. giảm dần từ bắc vào nam.

C. không khác nhau giữa bắc và nam.

D. tương tự nhau giữa bắc và nam.

Câu 36:

Biên độ nhiệt độ năm của nước ta

A. tăng dần từ bắc vào nam.

B. giảm dần từ bắc vào nam.

C. không khác nhau giữa bắc và nam.

D. tương tự nhau giữa bắc và nam.

Câu 37:

Nhiệt độ trung bình tháng I ở nước ta

A. tăng nhanh từ bắc vào nam.

B. giảm nhanh từ bắc vào nam.

C. tăng chậm từ bắc vào nam.

D. giảm chậm từ bắc vào nam.

Câu 38:

Nhiệt độ trung bình về mùa hạ chênh lệch không nhiều giữa miền Bắc và miền Nam do ở cả hai miền đều có

A. Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

B. gió mùa mùa hạ nóng ẩm hoạt động.

C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

D. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động.

Câu 39:

Nhiệt độ trung bình tháng VII ở miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam do ở miền Trung

A. hầu như không có mưa.

B. có gió phơn tây nam hoạt động.

C. có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động.

D. có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Câu 40:

Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố

A. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

B. bão, áp thấp nhiệt đới; gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.

C. bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam.

D. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam.

Câu 41:

TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội do

A. gió mùa Tây Nam tác động mạnh và sớm hơn ở Hà Nội.

B. gió tây nam không gây hiện tượng phơn như ở Hà Nội.

C. gió mùa Tây Nam và gió tây nam đều gây mưa lớn.

D. gió mùa Tây Nam hoạt động với thời gian dài hơn ở Hà Nội.

Câu 42:

Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân mùa của khí hậu ở nước ta?

A. Miền Bắc có một mùa đông lạnh và mùa hạ nóng khô.

B. Miền Nam có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

C. Miền Trung có mùa hạ khô nóng và mùa đông hanh khô.

D. Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ có thời gian mùa giống nhau.

Câu 43:

Phát biểu nào sau đây không đúng với các loại gió ở Việt Nam?

A. Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ cao áp chí tuyến bán cầu Nam.

B. Gió tây nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ cao áp Bắc Ấn Độ Dưong.

C. Tín phong bán cầu Bắc có nguồn gốc từ cao áp chí tuyển Tây Thái Bình Dương.

D. Gió mùa Đông Bắc thôi vào nước ta có nguôn gôc từ cao áp cực Bắc.

Câu 44:

Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát từ

A. cao áp chí tuyến bán cầu Bắc.

B. cao áp chí tuyến bán cầu Nam.

C. cao áp Bắc Ấn Độ Dương.

D. cao áp phía bẳc lục địa Á - Âu.

Câu 45:

Gió mùa đông nam ở đồng bằng Bắc Bộ chính là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió tây nam.

C. Tín phong bán cầu Nam.

D. gió Tây khô nóng.

Câu 46:

Gió Tây khô nóng ở miền Trung nước ta vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ cao áp

A. chí tuyến bán cầu Bắc.

B. chí tuyến bán cầu Nam.

C. Bắc Ấn Độ Dương.

D. Nam Ẩn Độ Dương.

Câu 47:

Gió Tây khô nóng thối ở miên Trung nước ta là tên gọi của

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. gió tây nam.

C. gió mùa Tây Nam.

D. gió mùa Đông Bắc.

Câu 48:

Nguyên nhân của sự thay đôi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là

A. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc.

B. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

C. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.

Câu 49:

Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau là do

A. hoạt động của gió mùa.

B. Mặt Trời lên thiên đỉnh.

C. vị trí địa lí.

D. hiện tượng mùa.

Câu 50:

Nơi nào sau đây chịu tác động mạnh của gió phơn Tây Nam (gió Tây hoặc gió Lào)?

A. Phía nam của khu vực Tây Bắc và vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.

B. Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía bắc của khu vực Tây Bắc.

C. Phía bắc của khu vực Tây Bắc và đồng bằng Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ và khu vực Đông Bắc.

Câu 51:

Mưa phùn là hiện tượng thời tiết ở miền Bẳc nước ta trong thời gian

A. đầu mùa hạ.

B. giữa và cuối mùa hạ.

C. nửa đầu mùa đông.

D. nửa sau mùa đông.