Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng căn bản đến mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Đất đai.
D. Sông ngòi.
Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là
A. cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.
B. cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.
C. cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
D. cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là
A. quy mô sản xuất nhỏ.
B. quy mô sản xuất lớn.
C. sử dụng nhiều máy móc.
D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
A. thiên tai và dịch bệnh.
B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.
C. thiếu đất canh tác cho cây trồng.
D. thiếu lực lượng lao động.
Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. Đất feralit.
C. Địa hình đa dạng.
D. Nguồn nước phong phú.
Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.
Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
A. người nông dân quan tâm nhiều hớn đến sản lượng.
B. người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác.
C. người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất.
D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ.
Nhân tố chính tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. đất đai
D. nguồn nước.
Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ
A. Đông xuân.
B. Hè thu.
C. Mùa.
D. Đông.
Nhận định nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.
B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.
D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.
Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện
A. Khí hậu, nguồn nước.
B. Địa hình và đất trồng.
C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
D. Khí hậu và đất trồng.
Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản.
Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
A. quảng canh, cơ giới hóa.
B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh và xen canh.
D. luân canh và xen canh.
Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
A. biến động của thị trường.
B. nguồn lao động đang giảm.
C. các thiên tai ngày càng tăng.
D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.
Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện:
A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.
Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Mục đích của việc chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.
D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
A. khoa học – kĩ thuật.
B. lực lượng lao động.
C. thị trường.
D. tập quán sản xuất.