Trắc nghiệm địa lí 12 (có đáp án) bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là
A. Tây Bắc.
B. Nam Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Miền Trung.
Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ tháng IV đến tháng IX.
B. từ tháng V đến tháng XI.
C. từ tháng VI đến tháng XI.
D. từ tháng VII đến tháng XII.
Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào?
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do
A. mưa lớn, triều cường.
B. mưa tập trung vào một mùa.
C. đồng bằng thấp trũng.
D. không có đê ngăn lũ.
Vùng thường xảy ra lũ quét là
A. Vùng núi phía Bắc và miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian
A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11.
D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.
Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là
A. mưa lũ lớn và hệ thống đê bao bọc.
B. triều cường..
C. nước biển dâng.
D. lũ nguồn.
Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần
A. Tăng cường trồng và bảo vệ rừng
B. Bố trí nhiều trạm bơm nước.
C. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi.
B. Áp dụng kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
C. bố trí nhiều trạm bơm nước để điều tiết nước.
D. tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng
A. mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên.
B. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
C. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
D. mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là
A. do nước thải công nghiệp và đô thị.
B. do chất thải của hoạt động du lịch.
C. chất thải sinh hoạt của các khu dân cư.
D. hóa chất dư thừa trong hoạt động nông nghiệp.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết ở nước ta tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng 10.
B. Tháng 11.
C. Tháng 9.
D. Tháng 7.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyện hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Biểu hiện của mất cân bằng sinh thái ở nước ta là
A. nguồn nước bị ô nhiễm.
B. thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng.
C. khoáng sản cạn kiệt.
D. đất đai bị bạc màu.
Sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu là biểu hiện của
A. mất cân bằng sinh thái môi trường.
B. ô nhiễm môi trường nặng nề.
C. rác thải các nhà máy công nghiệp chưa qua sử lí.
D. sử dụng hóa chất bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp.
Biện pháp tốt nhất để hạn chế lũ quét xảy ra là
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Lũ quét thường xảy ra ở miền núi không phải do
A. Địa hình bị chia cắt mạnh.
B. mất lớp phủ thực vật.
C. Địa hình có độ dốc lớn.
D. sử dụng đất không hợp lí.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam ?
A. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.
D. Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
Nhận định nào sau đây là đặc điểm đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Mùa bão bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng XI.
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.
D. Trung bình mỗi năm có 10 đến 12 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
Ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong vụ
A. đông xuân.
B. hè thu.
C. mùa.
D. xuân hè.
Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn, đồng bằng nhỏ hẹp bị cắt xẻ.
Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển thì biện pháp phòng chống tốt nhất là
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
Biện pháp phòng tránh bão là
A. tăng cường việc trồng rừng đầu nguồn.
B. dự báo khá chính xác hướng di chuyển của bão.
C. xây dựng các công trình thoát lũ.
D. xây các công trình ngăn mặn và ngăn thủy triều.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là
A. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều bắc - nam.
B. gió mùa đông bắc suy dần khi di chuyển xuống phía nam.
C. dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam và hoạt động của bão.
D. nước ta tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nghiêm trọng như ở miền Nam là do
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. được sự điều tiết hợp lí của các hồ nước.
C. nguồn nước ngầm phong phú.
D. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.
Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
A. Mùa khô miền Bắc có mưa phùn.
B. Có nguồn nước ngầm phong phú.
C. Miền Bắc ở xa xích đạo.
D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?
A. Động đất.
B. Ngập lụt.
C. Lũ quét.
D. Hạn hán.
Ở nước ta, động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng nào?
A. Đông Bắc.
B. Nam Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
Nguyên nhân nào sau đây gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bề mặt địa hình thấp và mực thủy triều cao.
B. Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.
C. Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.
D. Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Lũ lụt và thủy triều.
B. Mùa khô – mưa sâu sắc.
C. Xâm nhập mặn phức tập.
D. Ngập úng trên diện rộng.
Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Những tỉnh nào ở ven biển nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
A. Các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Các tỉnh Bắc Trung Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên nhân chủ yếu khiến hiện tượng xói lờ bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. hoạt động xây dựng các đập thủy điện.
B. hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông.
C. địa hình thấp, 3 mặt giáp biển.
D. mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho vấn đề nào dưới đây ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?
A. Xâm nhập mặn.
B. Xói lở bờ biển.
C. Ngật lụt.
D. Triều cường.
Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho vấn đề nào dưới đây ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?
A. Xâm nhập mặn.
B. Xói lở bờ biển.
C. Ngật lụt.
D. Triều cường.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta là
A. Ninh Thuận.
B. Lai Châu.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Bình Thuận.