Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án) Tổng kết chương I – Địa lí tự nhiên

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc?

A. Điện Biên.

B. Lai Châu.

C. Hà Giang.

D. Sơn La.

Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất?

A. Sông Hồng.

B. Sông Mê Công.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Cả.

Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tỉnh có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất là

A. Hà Nội.

B. TP. Hồ Chí Minh.

C. Huế.

D. Móng Cái.

Câu 4:

Hạn chế của vị trí địa lí nước ta là

A. Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán.

B. Nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

C. Khí hậu khắc nhiệt, khô hạn.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

Câu 5:

Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

A. tây – đông.

B. vòng cung.

C. tây bắc – đông nam.

D. bắc – nam.

Câu 6:

Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất ở vùng biển nước ta là

A. sắt.

B. dầu khí.

C. ôxit titan.

D. muối.

Câu 7:

Ranh giới tự nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta là

A. dãy Hoàng Liên Sơn.

B. dãy Hoành Sơn.

C. sông Thu Bồn.

D. dãy Bạch Mã.

Câu 8:

Loại gió nào sau đây không phải là gió mùa ở nước ta?

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. gió Tây khô nóng.

Câu 9:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.

B. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.

D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

Câu 10:

Nhận xét  không đúng về đặc điểm chung của địa hình nước ta là

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

C. Địa hình gồm hai hướng chính: Tây – Đông và Tây Bắc – Đông Nam.

D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 11:

Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến khí hậu nước ta là

A. làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

B. đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc.

C. cây cối sinh trưởng nhanh, xanh tốt quanh năm.

D. mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, điều hòa khí hậu.

Câu 12:

Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng ?

A. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng .

B. Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản.

C. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.

D. Địa bàn thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 13:

Nhận xét không đúng về thiên nhiên của vùng lãnh thổ phía Nam nước ta

A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

B. Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Thànnh phần loài chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

D. Có sự phân hóa mùa mưa – mùa khô sâu sắc.

Câu 14:

Khu vực duy nhất ở nước ta có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao là

A. Nam Trung Bộ.

B. Đông Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 15:

Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam là do ở miền Trung

A. hầu như không có mưa.

B. có gió phơn tây nam hoạt động.

C. có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động.

D. có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Câu 16:

Nhân tố tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng núi nước ta là

A. vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ.

B. ảnh hưởng của biển Đông.

C. gió mùa kết hợp hướng các dãy núi.

D. độ cao địa hình.

Câu 17:

Nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố, đô thị nước ta hiện nay

A. dân cư tập trung đông.

B. hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. thiên tai mưa, bão, hạn hán.

D. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Câu 18:

Nguyên nhân gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ vào đầu mùa hạ là do

A. gió tây nam.

B. gió mùa Tây Nam.

C. bão và áp thấp nhiệt đới.

D. Tín phong Bắc bán cầu.

Câu 19:

Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện rõ nhất tính chất gió mùa của khí hậu?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co.

Câu 20:

Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là

A. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc.

B. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

C. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.

Câu 21:

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?

A. Đường hàng không và đường biển.

B. Đường ô tô và đường sắt.

C. Đường biển và đường sắt.

D. Đường ô tô và đường biển.

Câu 22:

Lực lượng lao động có kĩ thuật của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. nông thôn.

B. các đô thị lớn.

C. vùng duyên hải.

D. các làng nghề truyền thống.

Câu 23:

Đặc điểm nào sau đây thể hiện nước ta là nước đông dân?

A. Đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.

B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào.

C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.

D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước.

Câu 24:

Nhận xét nào sau đây không còn đúng với dân cư Việt Nam hiện nay?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

B. Dân số tăng chậm.

C. Cơ cấu dân số trẻ.

D. Phân bố dân cư chưa hợp lí.