Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

A. Giáp biển Đông.

B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.

C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 2:

Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên?

A. Gia Lai, Kon Tum.

B. Kon Tum, Đắk Lắk.

C. Đắk Lắk, Lâm Đồng.

D. Lâm Đồng, Gia Lai.

Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào và Campuchia?

A. Gia Lai.

B. Kon Tum.

C. Đắk Lắk.

D. Đắk Nông.

Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?

A. Quốc lộ 19.

B. Quốc lộ 26.

C. Quốc lộ 24.

D. Quốc lộ 27.

Câu 5:

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. điều.

B. cao su.

C. cà phê.

C. cà phê.

Câu 6:

Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là

A. Plây Ku.

B. Buôn Ma Thuật.

C. Đà Lạt.

D. Kon Tum.

Câu 7:

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là

A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

D. Chống xói mòn rửa trôi.

Câu 8:

Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là

A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

 

D. Chống xói mòn rửa trôi.

Câu 9:

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì

A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.

B. địa hình là khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. là nơi án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.

D. có tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.

 

Câu 10:

Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là

A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.

C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.

D. khí hậu diễn biến thất thường.

Câu 11:

Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Câu 12:

Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Câu 13:

Tác động chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là

A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.

B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.

D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.

Câu 14:

Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

A. Vùng núi, trung du phía Bắc.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Câu 15:

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến.

C. đa dạng hóa cây cà phê.

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Câu 16:

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005 (Đơn vị: Nghìn ha)

Các loại cây

Cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu năm

1633,6

91,0

643,3

Cà phê

497,4

3,3

445,4

Chè

122,5

80,8

27,0

Caosu

482,7

-

109,4

Các cây khác

531,0

7,7

52,5

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Tròn.

C. Cột ghép.

D. Cột chồng.

Câu 17:

Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.

B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Câu 18:

Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao.

B. mùa khô kéo dài sâu sắc.

C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.

D. sông ngòi ngắn và dốc.