Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển là

A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.

B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Biển có độ sâu trung bình.

B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.

D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 3:

Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Bắc Bộ.

Câu 4:

Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở  vùng thềm lục địa nước ta là

A. Titan.

B. Cát trắng.

C. Muối.

D. Dầu khí.

 

Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

D. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây?

A. Bắc Bộ.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nam Bộ.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

A. Quần đảo Cô Tô.

B. Đảo Lý Sơn.

C. Đảo Phú Quý.

D. Quần đảo Côn Sơn.

Câu 8:

Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?

A. Cái Bầu.

B. Cát Bà.

C. Lý Sơn.

D. Cồn Cỏ.

Câu 9:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

 

Câu 10:

Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt cá.

Câu 11:

Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là

A. có nhiều tài nguyên hải sản.

B. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

C. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

D. thuận lợi cho phát triển giao thông biển.

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?

A. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

B. Nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

C. Có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

D. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu du lịch biển.

 

Câu 13:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?

1) Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.

 2) Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

 3) Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.

 4) Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14:

Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Câu 15:

Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

A. nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

B. đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

C. môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

D. để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

Câu 16:

Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. cát thủy tinh.

B. dầu khí.

C. muối biển.

D. hải sản.