Trắc nghiệm Địa Lí 12 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là

A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn.

B. có đầm phá và các bãi cát phẳng.

C. có nhiều địa hình khác nhau.

D. có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ.

Câu 2:

Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh (thành phố)

A. Hải Phòng.

B. Quảng Ninh.

C. Thái Bình.

D. Nam Định.

Câu 3:

Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh (thành phố)

A, Đà Nẵng.

B. Bình Định.

C. Khánh Hoà.

D. Phú Yên

Câu 4:

Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh

A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi.

C. Bình Định.

D. Phú Yên.

Câu 5:

Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của

A. hệ sinh thái rừng ngập mặn.

B. hệ sinh thái trên đất phèn.

C. hệ sinh thái rừng trên núi cao.

D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.

Câu 6:

Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?

A. Có nhiều loài cây gỗ quý.

B. Cho năng suất sinh vật cao.

C. Giàu tài nguyên động vật.

D. Phân bố ở ven biển.

Câu 7:

Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở

A. Bắc Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Câu 8:

Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là

A. muối.

B. sa khoáng.

C. cát.

D. dầu khí.

Câu 10:

Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề

A. làm muối.

B. khai thác thủy hải sản.

C. nuôi trồng thủy sản.

D. chế biến thủy sản.

Câu 11:

Hai bể dầu khí lớn nhất hiện hiện đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là

A. Nam Côn Sơn, Cửu Long.

B. Thổ Chu - Mã Lai, Cửu Long.

C. Sông Hồng, Cửu Long.

D. Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 12:

Điểm nào sau đây không đúng với sinh vật Biến Đông?

A. Giàu thành phần loài.

B. Năng suất sinh học cao.

C. Tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới.

D. Không phong phú về loài.

Câu 13:

Trong biển Đông có trên

A. 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm.

B. 2.000 loài cá, hơn 200 loài tôm.

C. 100 loài cá, trên 2.000 loài tôm.

D. 100 loài cá, trên 1.000 loài tôm.

Câu 14:

Trong Biển Đông không

A. vài chục loài mực.

B. hàng nghìn loài sinh vât phù du.

C. các rạn san hô.

D. hàng nghìn loài tôm.

Câu 15:

Mỗi năm trung bình số cơn bão xuất hiện ở Biển Đông là

A. 8 - 9 cơn.

B. 9 - 10 cơn.

C. 10 - 11 cơn.

D. 11 - 12 cơn.

Câu 16:

Hàng năm, trung bình số cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta là

A. 1 - 2 cơn.

B. 2 - 3 cơn.

C. 3 - 4 cơn.

D. 4 - 5 cơn.

Câu 17:

Bão đổ bộ vào nước ta gây ra

A. sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt.

B. lũ lụt, mưa lớn, động đất.

C. động đất, sóng lừng, lũ quét.

B. lũ quét, mưa lớn, núi lửa.

Câu 18:

Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là

A. bão, sạt lở bờ biển, động đất.

B. cát bay, cát chảy; động đất, sạt lở bờ biển.

C. sạt lở bờ biển, bão; sóng thần.

D. bão, sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy.

Câu 19:

Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là

A. bão.

B. động đất.

C. sạt lở bờ biển.

D. cát bay, cát chảy.

Câu 20:

Biến Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là

A. độ mặn không lớn.

B. nóng ẩm.

C. có nhiều dòng hải lưu.

D. biển tương đối lớn.

Câu 21:

Biển Đông trước hết ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào?

A. Đất đai.

B. Khí hậu.

C. Sông ngòi.

D. Địa hình.

Câu 22:

Hiện tượng cát bay, cát chảy thường diễn ra phổ biến ở vùng biển

A. miền Bắc.

B. miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nam Bộ.

Câu 23:

Sạt lở bờ biển hiện nay diễn ra nhiều ở dải bờ biển miền Trung và

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nam Bộ.

Câu 24:

Dầu mỏ hiện đang được khai thác chủ yếu ở

A. thềm lục địa Bắc Bộ.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. thềm lục địa Nam Bộ.

D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 25:

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là

A. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.

B. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

C. thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

D. tăng cường khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.