Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả

A. 52 dân tộc.

B. 53 dân tộc.

C. 54 dân tộc.

D. 55 dân tộc.

Câu 2:

Dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số nước ta?

A. 85%.

B. 86%.

C. 87%.

D. 88%.

Câu 3:

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:

A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.

B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.

C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.

D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.

Câu 4:

Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do

A. điều kiện tự nhiên.

B. tập quán sinh hoạt và sản xuất.

C. nguồn gốc phát sinh.

D. chính sách của nhà nước.

Câu 5:

Các dân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở

A. đồng bằng.

B. miền núi.

C. trung du.

D. duyên hải.

Câu 6:

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng.

B. Miền núi.

C. Hải đảo.

D. Nước ngoài.

Câu 7:

Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.

B. Tày, Nùng, Ê-đê, Ba-na.

C. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.

D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

Câu 8:

Duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc

A. Chăm, Khơ-me.

B. Vân Kiều, Thái.

C. Ê-đê, mường.

D. Ba-na, Cơ-ho.

Câu 9:

Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của

A. dân tộc Tày, Nùng.

B. dân tộc Thái, Mường.

C. dân tộc Mông, Hoa.

D. dân tộc Ê-đê, Gia rai.

Câu 10:

Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc

A. Mông.

B. Dao.

C. Thái.

D. Mường.

Câu 11:

Giá trị văn hóa dân gian nào sau đây thuộc về các dân tộc sống ở khu vực Tây Nguyên?

A. Ca trù.

B. Cồng chiêng.

C. Nhã nhạc cung đình Huế.

D. Hát xoan.

Câu 12:

Giá trị văn hóa nào dưới đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

B. Lễ hội chọi trâu Hải Phòng.

C. Lễ hội chùa Hương Hà Nội.

D. Tục bắt vợ của dân tộc Mông.

Câu 13:

Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là

A. áo dài. 

B. áo bà ba.

C. áo tứ thân.

D. váy thổ cẩm.

Câu 14:

Áo tứ thân là trang phục truyền thống của dân tộc nào?

A. Thái.

B. Kinh.

C. Mông.

D. Nùng.

Câu 15:

Đâu không phải là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở nước ta?

A. Chợ phiên.

B. Tục bắt vợ.

C. Sử dụng tiếng Việt.

D. Hội chơi núi mùa xuân.

Câu 16:

Đâu là sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông?

A. Đồ gốm.

B. Hàng thổ cẩm.

C. Cồng chiêng.

D. Hàng tơ lụa.

Câu 17:

Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ở miền núi nước ta?

A. Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi.

B. Tăng cường hoạt động du canh, du cư của dân tộc ít người.

C. Củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.

D. Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang đồi núi trọc.

Câu 18:

Biện pháp nào sau đây để củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới?

A. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối với các dân tộc ở miền núi.

B. Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng trong cả nước.

C. Bảo vệ rừng và làm giảm diện tích đất hoang, đồi núi trọc.

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại ở vùng miền núi.

Câu 19:

Nhận định nào sau đây không đúng với ý nghĩa của chính sách phân bố lại dân cư-lao động của Đảng và Nhà nước?

A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.

B. Sự chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.

C. Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.

D. Địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.

Câu 20:

Đâu không phải nguyên nhân làm cho cuộc sống của các dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn dù khu vực miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên?

A. Địa hình hiểm trở, giao thông không thuận tiện.

B. Thường xảy ra thiên tai: lũ quét, sạt lở đất.

C. Tài nguyên phân bố ở những nơi khó khai thác.

D. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.