Trắc nghiệm Địa Lí dân cư có đáp án (mức độ thông hiểu - P3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố Nam Định thuộc phân cấp đô thị loại nào?
A. Đô thị loại 2.
B. Đô thị loại 4.
C. Đô thị loại 3.
D. Đô thị loại 1.
Căn cứ trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Việt Trì, Bắc Giang.
B. Lạng Sơn, Việt Trì.
C. Thái Nguyên, Hạ Long.
D. Thái Nguyên, Việt Trì.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức
A. trên 500 người/km2
B. dưới 100 người/km2
C. từ 201 đến 500 người/km2
D. từ 101 đến 200 người/km2
Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là
A. nguồn lao động dồi dào.
B. thị trường tiêu thụ lớn.
C. lao động có kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất.
D. quỹ phúc lợi xã hội cao.
Nhận định nào dưới đây không phải là hướng giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Khuyến khích sinh viên đi du học.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số.
D. Xuất khẩu lao động, hợp tác đầu tư.
Nhận định nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân số nước ta?
A. Đa chủng tộc.
B. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
C. Tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
D. Phân bố chưa hợp lý.
Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề gay gắt vì
A. thiếu lao động lành nghề.
B. lao động dồi dào trong khi kinh tế phát triển chậm.
C. lao động có trình độ cao ít.
D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.
Nhận định nào đúng nhất khi nói về nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Kết quả của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
C. Kết quả của nền kinh tế thị trường.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
Vùng có số lượng đô thị ít nhất của nước ta là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị loại 1 ở Đồng băng sông Hồng là
A. Thái Bình.
B. Hà Nội.
C. Nam Định.
D. Hải Phòng.
Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ lệ Dân thành thị giảm, dân nông thôn tăng.
B. Tỉ lệ Dân nông thôn giảm, dân thành thị tăng.
C. Tỉ lệ Dân thành thị tăng, dân nông thôn không đổi.
D. Tỉ lệ Dân nông thôn tăng, dân thành thị không đổi.
Thời gian lao động ở nông thôn được sử dụng ngày càng tăng, là do
A. ở nông thôn, các ngành thủ công truyền thống phát triển mạnh.
B. nông thôn có nhiều ngành nghề.
C. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
D. nông thôn đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết bốn đô thị có quy mô dân số (năm 2017) lớn nhất vùng DHNTB là
A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang và Phan Thiết.
B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Thiết.
C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Rang - Tháp Chàm.
D. Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn và Nha Trang.
Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. số lượng quá đông đảo.
B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.
C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế.
Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa ở nước ta?
A. Đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Xu hướng tăng dân số thành thị.
D. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
Một trong những hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay là thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành
A. thủ công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. công nghiệp.
Để giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
B. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ.
C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam?
A. Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau.
B. Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở đồng bằng, trung du.
C. Các dân tộc ít người phân bố nhiều ở miền núi.
D. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào.
Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
B. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới.
C. năng suất lao động nâng cao.
D. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ.
Khó khăn lớn nhất của việc dân cư tập trung quá đông ở các đô thị nước ta là
A. đảm bảo phúc lợi xã hội.
B. bảo vệ môi trường.
C. tệ nạn xã hội.
D. giải quyết việc làm.
Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do
A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
B. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
C. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
D. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số phổ biến dưới 100 người/km2?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân nông thôn và dân thành thị nước ta?
A. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn.
B. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị.
C. Cả dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
D. Dân thành thị đông hơn dân nông thôn.
Biểu hiện của sự già hóa dân số không phải là
A. tuổi thọ của dân số ngày càng tăng.
B. tỉ lệ người từ 15-64 tuổi ngày càng giảm.
C. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp.
D. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta?
A. Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
B. Tỉ lệ người từ 0- 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007.
C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
D. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết vùng nào có nhiều dân tộc sinh sống xen kẽ?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Phần lớn các đô thị nước ta có quy mô
A. trung bình.
B. lớn và trung bình.
C. vừa và lớn.
D. vừa và nhỏ.