Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế có đáp án (mức độ thông hiểu - P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng. 

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 

C. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

Câu 2:

Đâu không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Hải Phòng-Quảng Ninh.

B. Hà Tĩnh-Quảng Bình

C. Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu. 

D. Cà Mau-Kiên Giang.

Câu 3:

Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là

A. Hải Phòng-Đà Nẵng.

B. TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò.

C. Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng.

Câu 4:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?

A. Năng suất lao động thấp.

B. Sử dụng nhiều sức người.

C. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. 

D. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

A. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước 

B. Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm.

C. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.

D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Câu 6:

Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc

A. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn gần đây 

B. Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước

C. Kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại

D. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế ở nước ta

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?

A. Thủ Dầu Một 

B. Phan Thiết 

C. Bảo Lộc 

D. Biên Hòa

Câu 8:

Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là

do

A. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển

B. Nhu cầu của thị trường 

C. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp

D. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp

Câu 9:

Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

A. điện năng 

B. sản xuất hàng tiêu dùng 

C. chế biến nông -lâm -thủy sản 

D. khai thác và chế biến dầu khí

Câu 10:

Các trung tâm công nghiệp năm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa vê

A. hóa chất, giấy 

B. dệt may, vật liệu xây dựng

C. năng lượng 

D. luyện kim, cơ khí

Câu 11:

Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

A. Đồng Tháp 

B. Quảng Ninh 

C. An Giang 

D. Cà Mau

Câu 12:

Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

A. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ 

B. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản 

C. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản 

D. khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Câu 13:

Dựa vào bản đồ lâm nghiệp _Atlat trang 20, xác định các tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với

diện tích toàn tỉnh cao nhất cả nước

A. Điện Biên, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng 

B. Bắc Kạn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, KonTum

C. Tuyên Quang, Hà Tĩnh, KonTum, Lâm Đồng 

D. Tuyên Quang, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng

Câu 14:

Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như

A. cà phê, điêu, hồ tiêu

B. cà phê, bông, chè 

C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu

D. cao su, lạc, hồ tiêu

Câu 15:

Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:

A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao

B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm 

C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác

D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển

Câu 16:

Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu

B. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa

C. giảm diện tích vụ mùa, tăng diện tích vụ hè thu

D. giảm diện tích vụ đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu.

Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?

A. Hải Phòng. 

B. Việt Trì 

C. Vũng Tàu

D. Biên Hòa

Câu 18:

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay

A. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.

B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp

C. có thị trường xuất khẩu rộng mở. 

D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước

Câu 19:

Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A. Nha Trang. 

B. Vinh. 

C. Thanh Hóa 

D. Đà Nẵng.

Câu 20:

Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt 

B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng 

C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển 

D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp dệt may?

A. Thanh Hóa 

B. Phúc Yên 

C. Hà Nội 

D. Hạ Long

Câu 22:

Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn, chủ yếu là do

A. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.

B. điều kiện chăm sóc thuận lợi. 

C. nhu cầu của thị trường. 

D. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.

Câu 23:

Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do

A. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam. 

B. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam.

C. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của 2 miền. x

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.

Câu 24:

Biện pháp quan trọng hàng đầu nhăm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là

A. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường.

B. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.

C. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. 

D. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến.

Câu 25:

Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là

 

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. 

B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.

C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc 

D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước