Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế có đáp án (mức độ thông hiểu - P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nghề cá có vai trò lớn hơn cả là ở các tỉnh giáp biển thuộc

A. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. 

B. duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

C. duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. 

D. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 2:

Mô hình quan trọng nhất của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. kinh tế hộ gia đình. 

B. doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản.

C. hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản. 

D. kinh tế trang trại.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay ở nước ta?

A. Tập trung chăn nuôi trâu, bò lây sức kéo. 

B. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất chăn nuôi.

C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. 

D. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

Câu 4:

Nền nông nghiệp hiện đại được đặc trưng bởi

A. năng suât lao động cao.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng. 

D. sản xuất tự câp, tự túc, đa canh là chủ yếu.

Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng nằm ở đường biên giới thuộc tỉnh

A. Lào Cai. 

B. Lạng Sơn. 

C. Quảng Ninh. 

D. Cao Bằng.

Câu 6:

Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. 

B. Duyên hải miền Trung. 

C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. 

D. Đông Nam Bộ.

Câu 7:

Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì

A. nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển. 

B. ít bị thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển có độ mặn cao.

C. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời. 

D. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.

Câu 8:

Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là

A. Yên Tử. 

B. Chùa Hương. 

C. Bà Chúa Sứ. 

D. Đền Hùng.

Câu 9:

Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp...”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta

A. có nhiều đặc sản 

B. có nguồn hải sản phong phú 

C. giàu tôm cá

D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế

Câu 10:

Trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm

A. 73,9%. 

B. 73,5%. 

C. 69,4%. 

D. 67,8%.

Câu 11:

Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là

A. nguồn lợi thủy sản. 

B. điều kiện khí hậu.

C. địa hình đáy biển.

D. chế độ thủy văn.

Câu 12:

Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là

A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công 

B. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. 

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp 

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.

Câu 13:

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã cạn kiệt. 

B. góp phần bảo vệ môi trường vùng biển. 

C. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ. 

D. hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ chủ quyền.

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

A. Diện tích cây hàng năm tăng liên tục 

B. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục 

C. Diện tích cây lâu năm luôn lớn hơn cây hàng năm. 

D. Năm 2007, diện tích cây lâu năm lớn hơn gần 2,2 lần cây hàng năm.

Câu 15:

Đặc điểm của ngành du lịch nước ta là

A. Số lượt khách nội địa ít hơn khách quốc tế.

B. Doanh thu du lịch có xu hướng tăng nhanh. 

C. Số khách quốc tế đến nước ta tăng liên tục. 

D. Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 16:

Giải pháp nào sau đây là chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất thủy sản?

A. Hiện đại hóa tàu thuyền và ngư cụ. 

B. Tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ. 

C. Phát triển ngành công nghiệp chế biến.

D. Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.

Câu 17:

Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do

A. lao động có kinh nghiệm. 

B. khí hậu cận nhiệt đới do phân hóa đai cao. 

C. nhu cầu thị trường lớn. 

D. có một mùa đông lạnh.

Câu 18:

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta không phải là

A. có các dòng biển đổi chiều theo mùa

B. có nhiều đảo và quần đảo nằm ven bờ. 

C. có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió. 

D. nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế.

Câu 19:

Hệ quả nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp

A. Hạ giá thành sản phẩm. 

B. Đa dạng hóa sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng. 

D. Tăng năng suất lao động.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với giao thông nước ta

A. Hệ thống đường ô tô nối với hệ thống giao thông xuyên Á 

B. Có mạng lưới đường bộ phủ khắp cả nước 

C. Có nhiều tuyến bay tromg nước và quốc tế. 

D. Tuyến đường biển nội địa chủ yếu theo chiều ngang.

Câu 21:

Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. nông nghiệp nhiệt đới 

B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao 

C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa 

D. có sản phẩm đa dạng

Câu 22:

Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do

A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi. 

B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 

C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. 

D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Câu 23:

Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là

A. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

B. sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. 

C. mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. 

D. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội.

Câu 24:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét nào sau đây đúng?

A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. 

B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. 

C. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. 

D. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản

Câu 25:

Khu vực dịch vụ nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến

A. giáo dục và y tế. 

B. giải trí, văn hóa và thể dục thể thao. 

C. xây dựng và kĩ thuật. 

D. kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.