Trắc nghiệm Địa Lí vùng kinh tế có đáp án (mức độ thông hiểu - P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A. Cát Bà
B. Ba Vì
C. Ba Bể
D. Xuân Thủy
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh được xếp theo thứ tự về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp từ lớn đến bé là
A. Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng
B. Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng
C. Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh
D. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên
Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước
B. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao
C. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có
Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A. góp phần tạo ra kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc - Nam của vùng
B. thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mở của vùng nhằm thu hút đầu tư
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các huyện phía tây của vùng
D. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng
Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do
A. sự hạn chế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở vật chất
B. có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động nhưng thiếu vốn, kĩ thuật.
C. lao động có kinh nghiệm nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế
D. tài nguyên phong phú nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ?
A. Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường lớn.
B. Là vùng có sơ sở vật chất kĩ thuật tốt, phục vụ cho công nghiệp.
C. Là cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước
D. Vùng có thế mạnh để hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp.
Cây dược liệu là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp
A. Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Vào thời kì thu đông (tháng 10 - tháng 12), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa lớn chủ yếu là do ảnh hưởng của
A. gió mùa Tây Nam nóng ẩm gặp bức chắn địa hình
B. gió tín phong Đông Bắc qua biển gặp bức chắn địa hình
C. gió mùa Đông Nam ẩm gặp bức chắn địa hình
D. gió mùa Đông Bắc hoạt động xuống phía Nam
Ngành công nghiệp nào sau đây được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Điện lực
B. Luyện kim
C. Chế biến lương thực thực phẩm
D. Khai thác khoáng sản
Đồng bằng sông Hồng không có ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây?
A. Chế biến lương thực - thực phẩm
B. Năng lượng
C. Vật liệu xây dựng
D. Luyện kim
Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn Tây Bắc về
A. các cao nguyên đá vôi
B. tiềm năng thủy điện
C. chăn nuôi bò sữa
D. Khoáng sản năng lượng
Đất hiếm của Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Phú Thọ
B. Lào Cai
C. Hòa Bình
D. Lai Châu
Phát biểu nào sau đây đúng với thế mạnh vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ?
A. Trồng lúa thâm canh
B. Trồng cây lương thực
C. Chăn nuôi đại gia súc
D. Trồng cây hằng năm
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007)?
A. Công nghiêp - xây dựng
B. Dịch vụ
C. Nông - lâm - thủy sản
D. Thương mại
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Sơn La, Phú Thọ
B. Phú Thọ, Yên Bái
C. Lạng Sơn, Sơn La
D. Yên Bái, Lạng Sơn
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 4, tỉnh nào ở vùng Bắc Trung Bộ không có vườn quốc gia?
A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Quảng Trị
D. Thừa Thiên-Huế
Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng
B. Nâng cao đời sống, thay đổi tập quán sản xuất của người dân
C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới
D. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng
Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh
C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm
D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. thủy lợi
B. khí hậu
C. giống
D. thị trường
Nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. người dân có kinh nghiệm lâu đời
B. địa hình vùng bờ biển có nhiều vũng vịnh
C. số giờ nắng và gió trong năm nhiều
D. không có các hệ thống sông ngòi lớn
Điều kiện nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp?
A. Cửa ngõ thông ra biển để mở rộng giao lưu với các nước
B. Giáp với đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
D. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp
Khó khăn nào không phải của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
B. Bão và áp thấp nhiệt đới
C. Thiếu nước trong mùa khô
D. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. thương mại
B. dịch vụ
C. công nghiệp và xây dựng
D. nông, lâm, thủy sản
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vân Phong
B. Năm Căn
C. Định An
D. Phú Quốc
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. sông Cả
B. sông Chu
C. sông Gianh
D. sông Bến Hải
Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn
B. Khai thác, chế biến khoáng sản
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới
D. Phát triển ngành kinh tế biển và du lịch
Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ
B. Tăng cường đầu tư lao động kĩ thuật
C. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên
D. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
A. Căn cứ để tiến ra biển trong thời đại mới
B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển
C. nơi tổ chức quần cư, phát triển sản xuất
D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta
Cơ sở chủ yếu để cơ cấu ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng là do
A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng
B. giao lưu thuận lợi với vùng khác
C. lao động có nhiều kinh nghiệm
D. chính sách ưu tiên của Nhà nước
Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển nghề cá là do
A. tất cả các tỉnh đều giáp biển
B. có các ngư trường rộng lớn
C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh
D. có các dòng biển chảy ven bờ
Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì
A. lũ xảy ra quanh năm.
B. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH
C. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển
D. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh
Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các
A. quần đảo gần bờ
B. đảo và quần đảo ven bờ
C. đảo xa bờ
D. quần đảo xa bờ
Sản phẩm cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ chủ yếu để
A. trao đổi lương thực với các nước ngoài khu vực
B. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
C. phục vụ công nghiệp chế biến
D. xuất khẩu thu ngoại tệ
Hạn chế chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là
A. nghèo tài nguyên khoáng sản
B. tài nguyên đất, nước bị suy thoái
C. tài nguyên rừng, biển có hạn
D. chịu tác động của nhiều thiên tai
Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là
A. khai thác các thế mạnh của vùng
B. tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng
C. giải quyết nhiều việc làm cho vùng
D. tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việc hình thành khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mục đích lớn nhất là
A. thu hút đầu tư nước ngoài
B. tiêu thụ nguồn nguyên liệu
C. tạo nhiều việc làm mới
D. cải thiện đời sống nhân dân
Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta
A. hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được tổ chức tốt
B. đất đá vôi màu mỡ, khả năng thoát nước tốt
C. khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh
D. đất phù sa cổ màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất nước ta
Việc hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
A. Tài nguyên khí hậu
B. thị trường tiêu thụ
C. công nghiệp chế biến
D. tài nguyên đất
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Tây Nguyên cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Đăk Nông
B. Gia Lai
C. Đăk Lăk
D. Kon Tum
Lũ thường lên nhanh rút nhanh là đặc điểm sông ngòi thuộc vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường
B. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú
C. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế
D. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng
Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. giáp một vùng kinh tế và giáp biển
B. có biên giới chung với hai nước và giáp biển
C. giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế
D. giáp Lào và không giáp biển
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Phân bố lại dân cư.
B. Mở rộng giao lưu với các nước láng giềng
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế của các huyện phía tây
D. Hình thành mạng lưới đô thị mới
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. thay đổi giống cây trồng
B. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh
C. năng cao chất lượng đội ngũ lao động
D. phát triển mô hình kinh tế trang trại
Khó khăn chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn
B. thời tiết, khí hậu diễn biến thât thường
C. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô
D. thiếu quy hoạch trong việc mở rộng vùng chuyên canh
Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của ngư dân nước ta hiện nay là
A. tài nguyên khoáng sản
B. tài nguyên hải sản
C. tài nguyên du lịch biển
D. tài nguyên điện gió
Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trình độ thâm canh đang được nâng lên
B. Công nghiệp chế biến còn yếu
C. Có nhiều đô thị lớn
D. Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
A. dải ven sông Tiền, sông Hậu
B. biên giới Việt Nam- Campuchia
C. dải ven biển
D. vùng bán đảo Cà Mau
Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu
B. tăng cường đầu tư nâng câp cơ sở vật chât kĩ thuật
C. quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất mới
D. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí
Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng
A. bao gồm pham vi của nhiều tỉnh, thành phố
B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh
C. có ranh giới không thay đổi
D. có tỉ trọng lớn trong GDP