Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở
A. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.
B. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
C. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.
D. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?
A. A-ma-dôn.
B. Nin.
C. I-ê-nit-xây.
D. Mê Công.
Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Băng tuyết.
B. Thực vật.
C. Địa hình.
D. Nước ngầm.
Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?
A. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn.
B. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát.
D. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn.
Ở nước ta, mực nước lũ thường lên nhanh đột ngột ở các sông thuộc khu vực nào sau đây?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Miền núi.
D. Miền Nam.
Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao.
B. Thường sâu, có nhiều hình thù và thủy hải sản phong phú.
C. Mặt nước đóng băng quanh năm, nhiều hình thú, rất sâu.
D. Nguồn cung cấp nước đa dạng, chảy trực tiếp ra đại dương.
Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có
A. nhiều thung lũng.
B. địa hình phức tạp.
C. độ dốc địa hình.
D. nhiều đỉnh núi cao.
Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
A. Địa hình đồi núi dốc nhiều.
B. Bề mặt đất đồng bằng rộng.
C. Các mạch nước ngầm cạn.
D. Nước mưa chảy trên mặt.
Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước
A. quanh năm.
B. theo mùa.
C. vào mùa xuân.
D. vào mùa hạ.
Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới?
A. Nin.
B. I-ê-nit-xây.
C. A-ma-dôn.
D. Mê Công.
Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ hai thế giới?
A. Nin.
B. Mê Công.
C. I-ê-nit-xây.
D. A-ma-dôn.
Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
A. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
B. bề mặt địa hình bằng phẳng.
C. tổng lưu lượng nước lớn.
D. tốc độ nước chảy nhanh.
Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. phân nước cho sông phụ.
B. xuất phát chảy ra biển.
C. tiếp nhận các sông nhánh.
D. đổ ra biển hoặc các hồ.
Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
A. điều hoà dòng chảy sông.
B. giảm lưu lượng nước sông.
C. điều hoà chế độ nước sông.
D. làm giảm tốc độ dòng chảy.
Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
A. A-ma-dôn.
B. Nin.
C. I-ê-nit-xây.
D. Mê Công.