Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ

A. ngư nghiệp, lâm nghiệp.

B. lâm nghiệp, dịch vụ.

C. nông nghiệp, lâm nghiệp.

D. nông nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 2:

Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

A. 210 m.

B. 21,0 km.
C. 210 km.
D. 210 cm.
Câu 3:

Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

A. Lịch sử phát triển tự nhiên.
B. Hình dạng của một lãnh thổ.
C. Vị trí của đối tượng địa lí.
D. Sự phân bố các điểm dân cư.
Câu 4:

Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để

A. học thay sách giáo khoa.
B. thư dãn sau khi học bài.
C. học tập và ghi nhớ các địa danh.
D. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
Câu 5:

Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. vĩ tuyến và kinh tuyến.
B. kí hiệu và vĩ tuyến.
C. kinh tuyến và chú giải.
D. chú giải và kí hiệu.
Câu 6:

Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.
B. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.
C. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.
D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.
Câu 7:

Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ

A. khí hậu, địa hình.
B. thổ nhưỡng, khí hậu.
C. khí hậu, sinh vật.
D. địa hình, thổ nhưỡng.
Câu 8:

Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

A. sinh vật.
B. địa hình.
C. thổ nhưỡng.
D. sông ngòi.
Câu 9:

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để

A. xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách.
B. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
C. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 10:

Bản đồ số được cài đặt trên

A. các thiết bị điện tử.
B. các công cụ nội trợ.
C. các tòa nhà cao cấp.
D. các thiết bị ghi âm.
Câu 11:

Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện

A. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế.
B. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.
C. bản chú giải cuả một bản đồ.
D. các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 12:
Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?
A. Phân tích mối liên hệ.
B. Tính toán khoảng cách.
C. Xác định hệ toạ độ địa lí.
D. Mô tả vị trí đối tượng.
Câu 13:

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về

A. Nam.
B. Đông.
C. Tây.
D. Bắc.
Câu 14:

Trong các hoạt động kinh tế, bản đồ không dùng để

A. quy hoạch các trung tâm công nghiệp, khu đô thị.
B. quy hoạch phát triển vùng, các công trình thuỷ lợi.
C. xây dựng các phương án phòng thủ và tấn công.
D. thiết kế các tuyến đường giao thông hay du lịch.
Câu 15:

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào

A. các đường kinh, vĩ tuyến.
B. kí hiệu và vĩ tuyến.
C. chú giải và kí hiệu.
D. kinh tuyến và chú giải.