Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 36. Địa lí ngành thương mại có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nhận định nào sau đây không đúng với tiền tệ?
A. Tác đụng là vật ngang giá chung.
B. Một loại hàng hóa thông thường.
C. Thước đo giá trị hàng hoá, dịch vụ.
D. Là một loại hàng hoá đặc biệt.
Nhận định nào sau đây đúng với nội thương?
A. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.
B. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
C. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.
D. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Người tiêu dùng mong điều nào sau đây xảy ra?
A. Cầu lớn hơn cung.
B. Thị trường biến động.
C. Cung lớn hơn cầu.
D. Cung ngang với cầu.
Nội thương phát triển góp phần
A. đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.
B. làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.
D. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.
Nhận định nào sau đây không đúng với nội thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.
D. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
Nhận định nào sau đây đúng với ngoại thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
C. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
D. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.
Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?
A. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khu vực Nam Á, Nam Mĩ.
B. Tăng cường buôn bán giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia chưa gia nhập.
C. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.
D. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới với các khối liên minh.
Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?
A. Ngoại thương phát triển hơn.
B. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.
C. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
D. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương?
A. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.
C. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.
D. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là
A. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.
B. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.
C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hoá.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương?
A. Gắn thị trường trong nước với ngoài nước.
B. Chỉ phục vụ nhu cầu của một số đối tượng.
C. Tạo ra thị trường thống nhất trong cả nước.
D. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là
A. EEC.
B. SEV.
C. GATT.
D. NAFTA.
Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là
A. Việt Nam.
B. Campuchia.
C. Philippin.
D. Thái Lan.
Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?
A. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
B. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?
A. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
B. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
C. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
D. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.