Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 40. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do

A. xây dựng nhiều thuỷ điện.

B. đẩy mạnh khai khoáng.

C. sự tàn phá của chiến tranh.

D. việc khai thác quá mức.

Câu 2:

Tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do

A. khai thác không kế hoạch, máy móc lạc hậu.

B. con người khai thác, thiên tai của tự nhiên.

C. sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật.

D. nhu cầu phát triển và mở rộng nền sản xuất.

Câu 3:

Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

A. giải pháp phát triển bền vững.

B. định hướng phát triển bền vững.

C. sự phát triển bền vững.

D. mục tiêu phát triển bền vững.

Câu 4:

Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.

D. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

Câu 5:

Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do

A. khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại.

B. phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo.

C. xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

D. di canh, di cư, phá rừng và biến đổi khí hậu.

Câu 6:

Môi trường ở nhiều quốc gia thêm phức tạp không phải là do

A. bùng nổ dân số trong thời gian dài.

B. các hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. chiến tranh và xung đột triền miên.

D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.

Câu 7:

Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

B. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Câu 8:

Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

B. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

C. Phát quang rừng làm đồng cỏ và tập trung tự túc lương thực.

D. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng quy mô lớn.

Câu 9:

Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp không phải là

A. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.

B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.

C. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận. 

D. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Câu 10:

Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện

A. các nước kinh tế phát triển.

B. các nước đang phát triển.

C. toàn thế giới.

D. từng châu lục.

Câu 11:

Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. ô nhiễm và suy thoái môi trường.

B. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

C. giải quyết một phần về việc làm.

D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 12:

Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?

A. Phát rừng trồng đồng cỏ.

B. Đốn rừng trên quy mô lớn.

C. Nông nghiệp quảng canh.

D. Xuất khẩu các khoáng sản.

Câu 13:

Biểu hiện của tăng trưởng xanh không phải là

A. xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.

B. xanh hoá trong hoạt động sản xuất.

C. giảm thiểu sử dụng năng lượng tái tạo.

D. giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Câu 14:

Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. La Hay.

B. Rio de Janero.

C. Luân Đôn.

D. New York.

Câu 15:

Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.

C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.